Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Những phát biểu không ngượng miệng

Những phát biểu không ngượng miệng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng tư 08, 2013, 1:28 am

Bầu Đức ví ông Alan Phan như sinh viên dạy toán giáo sư

"Ông Alan Phan không hiểu gì về bất động sản Việt Nam, thậm chí là người thiếu văn hóa khi đưa ra những lời lẽ khiếm nhã chê bai các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam."

Phân tích về quan điểm của TS Alan Phan về thị trường bất động sản Việt Nam đang gây tranh luận trong thời gian gần đây, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - ví von: "... chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”.

Ông Alan Phan không hiểu gì về bất động sản Việt Nam

“Tôi nghe câu nói của Alan Phan: "Hãy để cho nó (doanh nghiệp bất động sản – pv) chết đi", tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế!” – Bầu Đức chia sẻ hết sức thẳng thắn trong cuộc trao đổi với PV chiều 5/4.

[align=center]Hình ảnh
Bầu Đức cho rằng ông Alan Phan không hiểu gì về bất động sản Việt Nam[/align]

Trong mắt mọi người, TS Alan Phan có thể là một doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc, cũng là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ nhưng trong mắt của bầu Đức, Alan Phan chỉ là con số 0.

“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường bất động sản, ông Alan Phan có dự án nào ở Việt Nam không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS.Ngô Bảo Châu”, bầu Đức ví von.

Vị lãnh đạo của Tập đoàn HAGL khẳng định: Thị trường bất động sản Việt Nam có những đặc điểm phức tạp riêng của nó và chỉ những người trong nước, những người trong cuộc, trực tiếp nhặt từng miếng sắt, viên gạch để xây nhà thì mới hiểu rõ nhất, thấm sâu nhất về bất động sản.

Qua đó, ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng: Ông Alan Phan không hiểu gì về bất động sản Việt Nam, thậm chí là người thiếu văn hóa khi đưa ra những lời lẽ khiếm nhã chê bai các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.
"Tôi sẽ là người đầu tiên phản bác Alan Phan"

Chia sẻ với phóng viên, ông Đoàn Nguyên Đức đã chỉ ra rất nhiều cái sai cơ bản nhất trong các phát ngôn về thị trường bất động sản thời gian vừa qua.
Cái sai lầm đầu tiên phải kể đến đó là việc dùng từ “Chính phủ “cứu” bất động sản. Bầu Đức cho rằng: Chính phủ không phải cứu thị trường mà chỉ “hỗ trợ” để tạo thị trường thanh khoản tốt hơn, tập trung vào phân khúc nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội chứ không phải nhà có giá trị cao.
“Không có Nhà nước nào bỏ tiền ra hỗ trợ cho bất cứ một doanh nghiệp nào, trong quá khứ không có và tương lai cũng sẽ không bao giờ có. Tiền này là Chính phủ hỗ trợ cho những người mua nhà và những người thu nhập thấp có điều kiện mua nhà để ở. Chính phủ hoàn toàn không can thiệp vào doanh nghiệp, không trực tiếp đưa tiền cho doanh nghiệp”- Bầu Đức cam đoan.

Theo bầu Đức: Chính sách của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn và chúng ta nên ủng hộ theo chính sách đó.

“Qua báo chí, tôi biết được rằng: Alan Phan có lời mời tôi tham gia danh sách các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp với câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, tôi cảm ơn nhưng tôi xin khẳng định là tôi sẽ không bao giờ đi. Tôi không biết ông ta là ai, tôi cũng không bao giờ nghe những gì ông ấy nói. Tôi cho đó là những cuộc nói chuyện tào lao, vớ vẩn, không đáng để tôi quan tâm”.
Bầu Đức cũng nhấn mạnh ông sẽ là người đầu tiên lên tiếng phản bác lại những luận điểm của TS.Alan Phan.

Trước khi kết thúc cuộc trao đổi với. người đứng đầu Tập đoàn HAGL nhấn mạnh: Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau những “tuyên bố sốc” của ông Alan Phan.

Theo http://vtc.vn/1-373177/kinh-te/bau-duc- ... iao-su.htm
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam
Handphone: 0
Tagstin hay

Re: Những phát biểu không ngượng miệng

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tư 08, 2013, 9:58 pm

Vì mình thiếu học thức cho nên thấy người thiếu văn hóa



BẦU ĐỨC MUỐN NỐC AO ÔNG GIÀ ALAN
Nguyễn Thành Lân

http://www.nguoiduatin.vn/thong-diep-gu ... 75254.html

Thông điệp gửi tới Bầu Đức: ‘Bỏ bóng đá người’


Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan.


‘Bỏ bóng đá người’, đó là thứ bóng đá xấu xí. Bất cứ người hâm một nào nếu được hỏi, chắc chắn sẽ đều phản ứng với hành vi phi thể thao này. Xét dưới góc độ tâm lý học cũng như diễn biến thực tế trên sân cỏ, thứ bóng đá xấu xí ấy thường được trình diễn bởi một đội bóng bị ức chế, bế tắc trong chiến thuật, trong tìm cách khơi thông đường vào khung thành đối phương hay đơn giản nhất, là đang thua. Trừ phi thoát khỏi sự theo dõi của trọng tài, còn phần lớn hành vi “bỏ bóng đá người” sẽ bị xử bằng một thẻ đỏ, nhẹ nhất cũng là một thẻ vàng.

Qua nhiều thăng trầm, có những lúc trên đỉnh cao vinh quang với hai chức vô địch liên tiếp, cũng không hiếm mùa bóng ngụp lặn dưới đáy bảng xếp hạng V-league, thậm chí đối mặt với nguy cơ xuống hạng nhưng Hoàng Anh Gia Lai – đội bóng phố núi của ông bầu Đoàn Nguyên Đức luôn tồn tại trong mắt người hâm mộ với tư cách là đội bóng luôn trình diễn với thứ bóng đá hào hoa, đẹp mắt. Chưa bao giờ HAGL ‘được’ xếp vào hàng các đội bóng có lối chém đinh chặt sắt và họ cũng chưa từng có lấy một trận nào bị kêu ca ‘bỏ bóng đá người’.

Thậm chí, khi HAGL bắt tay với Arsenal để mở Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMC tại Pleiku, người hâm mộ càng có thêm kỳ vọng vào thứ bóng đá hào hoa đẹp mắt của phong cách Pháp lai Latin mà CLB bóng đá Anh đang sở hữu. Tôn sùng bóng đá đẹp, bầu Đức đã không tiếc tiền rước về những ngôi sao hàng đầu, kể cả cầu thủ có lối chơi nổi tiếng hào hoa với đôi chân ma thuật được cả Đông Nam Á tôn sùng là Zico Thái – tiền đạo Kiatisuk.

Chơi đẹp trên sân cỏ, thế nhưng gần đây trên sân chơi bất động sản, ông bầu của CLB này đã cùng một lúc mắc hai lỗi: ‘Bỏ bóng đá người’ và rơi vào thế việt vị!

Đầu tiên là lỗi việt vị. Cách đây ít ngày, cả giới kinh doanh bất động sản lẫn dư luận xôn xao với ý kiến của một vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng – TS Alan Phan – khi ông có bài viết trên website cá nhân của mình: “Hãy để bất động sản rơi tự do”. Không dám lạm bàn rằng vị chuyện gia này đúng hay sai, nhưng đó là một góp ý về các giải pháp giải cứu bất động sản hiện nay với các luận điểm khoa học, các dẫn chứng cụ thể.

Câu chuyện tưởng đã tạm lắng sau khi ông Alan Phan chấp nhận tranh luận với Hiệp hội BĐS Hà Nội thì mới đây nhất, chiều 5/4, ông chủ HAGL Đoàn Nguyên Đức, đồng thời cũng là một doanh nhân kinh doanh BĐS nổi tiếng lên tiếng phản kích với mũi nhọn là ông Alan Phan. Mở đầu, bầu Đức nói: “Tôi nghe câu nói của Alan Phan: Hãy để cho nó chết đi!, tôi cho là cực kỳ thiếu văn hóa. Chúng ta là người có học, tại sao lại nói như thế! Thiếu văn hóa! Đúng, nếu nó được coi là một lời nguyền rủa! Tuy nhiên, trong ngữ cảnh Alan Phan đề cập, “Hãy để nó chết đi” hóa ra lại là một điển tích khoa học kinh tế nổi tiếng: Drop Dead! Năm 1976, TP.New York (Mỹ) cũng đang ngập chìm trong công nợ. Thâm hụt ngân sách gia tăng cùng với việc sưu cao thuế nặng đã khiến các doanh nghiệp bỏ chạy khỏi nơi đây. Đối diện với nguy cơ phá sản, Thành phố kêu gọi chính quyền liên bang cứu trợ khẩn cấp. Nhưng Tổng thống Gerald Ford trả lời với một câu nói đã đi vào lịch sử nước Mỹ: “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ đã hoan nghênh quyết định sáng suốt này. Mọi thành phần có lợi ích ở New York đã chỉ trích chính quyền liên bang sau quyết định nói trên. Nhưng họ cũng làm những gì cần phải làm: cân đối ngân sách, xóa bỏ thủ tục rườm rà, năng động khuyến khích doanh nhân làm ăn, kêu gọi đầu tư… 5 năm sau, tình hình đã ổn định trở lại.

Theo ông Alan Phan, tình cảnh ở Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy. “Nếu hỏi tôi về các doanh nghiệp BĐS, tôi cũng sẽ nói “Hãy chết đi”. Bất động sản sẽ đại hạ giá, tạo cơ hội cho người dân có thu nhập trung bình mua được nhà đất”. Hãy để nó chết đi, đơn giản là hãy để cho “bàn tay vô hình”, tức quy luật cung cầu, giải quyết. Lý thuyết bàn tay vô hình của nhà kinh tế Adam Smith cho rằng Nhà nước không cần can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, mà chỉ cần để mọi thứ vận hành theo quy luật cung cầu. Thị trường là cái chợ, có kẻ bán và người mua. Chợ chỉ vận hành tốt khi hai bên mua bán gặp nhau. Hàng rẻ người ta mua nhiều, hàng đắt mua ít lại; hàng quá đắt thì không mua; nếu hàng vừa đắt và dư thừa thì lại càng khó có người bỏ tiền ra mua.

Lý thuyết “bàn tay vô hình” đã thịnh hành suốt từ thế kỷ XIX đến nay. Dĩ nhiên, nó cũng có những thiếu sót. Và người ta vẫn phải dùng đến nhà nước là “bàn tay hữu hình” thông qua luật pháp, thuế và chính sách kinh tế để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự điều chỉnh để thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước.

[align=center]Hình ảnh
TS Alan Phan, người ‘đối mặt với nhóm lợi ích’[/align]

Nhân nói về chuyện việt vị, một đồng nghiệp khác của bầu Đức trên sân cỏ của thị trường BĐS, chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu, cũng vừa việt vị nặng. Thật không may cho cá nhân ông Châu là ông đã hơi sớm khi đưa ra đề xuất “đánh thuế tiền gửi tiết kiệm” để hướng người dân đầu tư vào BĐS. Chỉ sau đó ít ngày, vì áp dụng đánh thuế tiền gửi tiết kiệm mà lập tức nền kinh tế Sip gần như đã sụp đổ chỉ sau một đêm. Sự sụp đổ đó chỉ tạm dừng khi EU, ECB đưa ra gói cứu trợ 10 tỷ euro vào phút chót.

Bỏ bóng đá người. Tranh luận là cần thiết để đưa tới một xã hội văn minh. Trong phạm vi hẹp hơn, là cần thiết để đưa ra một giải pháp, một quyết sách đúng đắn. Vì vậy, dù rất gay gắt, nhưng tất cả những tranh luận cho ra lẽ cũng chỉ nhằm vào công việc chứ không đả kích cá nhân. Họ phân biệt sự việc với cá nhân. Theo “truyền thống” của người Việt trong tranh luận lâu nay, tật “bỏ bóng đá người” đã làm mất đi không khí văn hoá của nhiều cuộc tranh luận.

“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước Việt Nam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở Việt Nam không? Câu trả lời là “không có”. Ông ấy có một công ty nào thành đạt không? Câu trả lời cũng là “không”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS. Ngô Bảo Châu” – ông Đức tung một loạt đòn tấn công về phía đối thủ.

Ở Việt Nam, Alan Phan là một chuyên gia kinh tế, ông ấy không phải là một nhà đầu tư, vì thế không thể đòi hỏi ông ấy có dự án, cũng không thể đòi hỏi về những thứ hữu hình khác. Nhiều năm nay, chưa thấy cơ quan chức năng nào kết luận ông ta là một chuyên gia “dỏm”. Nếu là một trọng tài, còn có thể phát hiện thêm lỗi “đánh tráo khái niệm” khi so sánh một chuyên gia phát biểu về chính sách với một sinh viên lên mặt dạy GS Ngô Bảo Châu.

Trên thế giới, từ Adam Smith cho các nhà kinh tế nổi tiếng đoạt giải Nobel sau này, chưa ai trực tiếp kinh doanh đúng nghĩa. Vậy tại sao cả loài người vẫn cứ phải đi nghe họ rao giảng?
Để phản bác Alan Phan, hãy nhằm vào các luận điểm của ông ấy, không nên nhằm vào cá nhân. Công kích cá nhân chính là hình thức đầu tiên và nguy hiểm nhất của thói ngụy biện vì nó lái sự chú ý cảm tính của dư luận vào cá nhân người tranh luận thay vì đưa ra các luận điểm khoa học.

‘Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân’.


Những kiểu tranh luận thiếu tư cách, nhân cách
PHẠM XUÂN NGUYÊN

http://phapluattp.vn/20130406102244946p ... n-cach.htm

Trong cuộc sống khi có chuyện tranh chấp, tranh luận với nhau mà thay vì tập trung vào việc chính cần nói, cần bàn, bên này lại quay ra nói xấu cá nhân bên kia, lôi chuyện đời tư của bên kia ra để đả kích, khi đó người ta gọi là “bỏ bóng đá người”.

Làm thế chứng tỏ là đuối lý, bất lực, thiếu tư cách và nhân cách, là không bình đẳng và công bằng trong tranh luận. Tóm lại như thế là chơi xấu.

Thị trường bất động sản trong nước đang đóng băng, đang khủng hoảng. Người ta đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này. Có nhiều phương cách được đề ra. Nhưng tựu trung phương cách chính được nói đến nhiều nhất là Chính phủ phải can thiệp, phải ra tay ứng cứu, giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Phần đông người đều cho đó là cách giải cứu tối ưu, hiệu quả, sẽ có hiệu lực vực dậy nhanh chóng thị trường bất động sản. Bất ngờ doanh nhân Alan Phan lên tiếng với một đề nghị gây sốc: Hãy để cho thị trường bất động sản rơi tự do, không cần Chính phủ giải cứu, sau một thời gian nó sẽ lập lại cân bằng và phát triển trở lại. Lập tức đề nghị của ông Alan Phan gây tranh luận mạnh mẽ. Một số nhà nghiên cứu kinh tế và những người am hiểu thị trường tỏ ra thích thú, đồng tình với ông. Nhưng CLB bất động sản thì bức xúc, bực bội và đòi được đối chất, tranh luận với ông. Và ông Alan Phan đã chấp nhận đối thoại với yêu cầu có mặt của những người am hiểu kinh tế nói chung và bất động sản nói riêng. Ông cũng nói trong cuộc tranh luận này sẽ không có bên nào thắng mà là cùng nhau tìm ra con đường cứu thị trường bất động sản đang khủng hoảng hiện nay.

Câu chuyện diễn ra như thế là bình thường khi các ý kiến trao qua đổi lại. Nhưng điều không bình thường, điều đáng phê phán là trong khi chưa tìm ra cách bác bỏ đề nghị của ông Alan Phan thì một số người đã tìm cách moi móc việc riêng của ông, lấy lịch sử kinh doanh của ông để chứng minh là ông sai, ông liều khi đề xuất cho rơi tự do thị trường bất động sản. Cái cần tranh luận ở đây là tại sao ông Alan Phan lại nêu ra đề xuất đó, nó có cơ sở lý thuyết và thực tiễn nào, nó có khả thi không, nó sẽ đưa lại hiệu quả nào chứ không phải là ông đã làm gì trong quá khứ, ông đã thất bại ra sao trong quá trình xây dựng sự nghiệp của mình. Kiểu tranh luận mà hỏi “Alan Phan là ai” thì đúng là kiểu “bỏ bóng đá người”. Đó là kiểu chơi không đàng hoàng, minh bạch, chứng tỏ người chơi yếu thế.Trong tranh luận, khi một bên đã chơi kiểu “bỏ bóng đá người” như vậy thì không còn gì để nói nữa, thì không đáng nói với nhau nữa, thì coi như bên đó đã chịu thua.

[align=center]Hình ảnh
Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên[/align]


Tôi đã từng gặp phải kiểu này trong các cuộc tranh luận văn học. Trước một tác phẩm, tác giả, một hiện tượng văn học, lẽ ra tranh luận, đối thoại là phải xoáy sâu vào chính đối tượng, phân tích, bình luận, đánh giá nó khách quan và khoa học thì người ta lại xoay sang nói về cá nhân người tranh luận, lôi những chuyện riêng tư không giúp ích gì cho việc làm sáng tỏ vấn đề đang bàn đến. Rốt cục đọc các bài viết gọi là tranh luận như vậy, độc giả không thấy được điều họ cần, thay vào đó họ chỉ thấy phơi bày tư cách đáng xấu hổ của một bên tranh luận.

Sự kiện Alan Phan và thị trường bất động sản thêm một lần nữa báo động về văn hóa tranh luận, đối thoại ở ta. Nó cho thấy môi trường đối thoại đang bị ô nhiễm vì lợi ích, không phải là để truy cầu chân lý, tìm đến sự thật. Mà đây chỉ mới là một dạng tranh luận, có thể gọi là tranh luận kiểu “bỏ bóng đá người”. Còn một dạng nữa là tranh luận kiểu “cả vú lấp miệng” mà thời gian qua cũng đang bùng phát. Tranh luận theo hai kiểu này thì người thua thiệt chính là phía chủ trương tranh luận như vậy và hậu quả là làm rối loạn dư luận xã hội.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam
Handphone: 0

Re: Những phát biểu không ngượng miệng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng tư 11, 2013, 1:31 pm

Nếu đúng như bài viết trong http://www.tieudiem.com/kinh-te/57849/b ... -phan.html mà tôi trích lại một đoạn sau:

"Tôi xin nhấn mạnh là: Giá BĐS ở TP.HCM không thể xuống 50%. Ví dụ HAGL đang bán 14 triệu đồng/m2 tại khu vực An Tiến, nếu xuống 50% thì chỉ còn 7 triệu đồng/m2 – không bao giờ đủ vốn. Doanh nghiệp VN không thể bỏ tiền ra để rồi chịu lỗ” - ông Đức nói.
Vì vậy, theo ông Đức, những người mua nhà hãy bình tĩnh, không nên nghe theo những phát ngôn thiếu căn cứ của Alan Phan. Tại TP.HCM, giá nhà đất đã ở mức thấp, trừ những nhà quá cao cấp có thể hạ thêm, còn căn hộ cỡ trung bình và trung bình khá hoặc nhà thu nhập thấp thì chắc chắn không thể xuống giá thêm.
“Tôi là người trong cuộc, trực tiếp lựa từng khung sắt, từng viên gạch để xây nhà nên tôi biết giá thành thật sự của nó. HAGL cũng là người đi đầu trong việc giảm giá BĐS, đến bây giờ tôi có thể đảm bảo: không ai có thể giảm được nữa” – Bầu Đức nhấn mạnh.


Thì nếu cho một cậu học sinh lớp 3 trình độ trung bình cũng có thể làm đúng bài toán sau đây:
"Em hãy tính giá m2 nhà ở là bao nhiêu biết rằng để có một m2 nhà ở người ta cần phải mua một m2 đất giá 100 triệu đồng và vật liệu để xây dựng như khung sắt, viên gạch là 10 triệu đồng. Nếu giá m2 nhà chỉ còn 30 triệu đồng trong khi giá vật liệu không thay đổi thì giá của vật gì thay đổi, và thay đổi bao nhiêu?"
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam
Handphone: 0


Quay về Các tin hay/Các bài viết hay (News - Special Reports)

Points: 0

cron