Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Mộ tổ khiến nguyên soái Bành Đức Hoài thân bại danh liệt

Mộ tổ khiến nguyên soái Bành Đức Hoài thân bại danh liệt

Gửi bàigửi bởi misavn » Tháng bảy 03, 2013, 1:06 pm


Là vị nguyên soái lẫy lừng của quân đội Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ, tuy nhiên, chỉ vì một lá thư trái ý Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.

Nhiều người nói rằng, một trong những nguyên nhân khiến Bành Đức Hoài một đêm trở nên trắng tay là do địa thế phong thủy ngôi mộ của tổ tiên ông trên ngọn núi Ô Thạch vùng Tương Đàm, Hồ Nam…

1. Bành Đức Hoài (1898 - 1974) vốn tên thật là Bành Đắc Hoa, hiệu là Thạch Xuyên, người vùng Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Rời gia đình năm 9 tuổi, ông làm việc ở mỏ than rồi ở các công trường xây đập bên Động Đình Hồ năm 13 và 15 tuổi.

Năm 16 tuổi, ông gia nhập quân đội và từ đây theo đuổi sự nghiệp quân sự cho đến những năm cuối đời, tổng cộng 60 năm. Năm 28 tuổi, Bành Đức Hoài đã là lữ đoàn trưởng trong quân đội Trung Hoa Dân quốc và bắt đầu tiếp xúc với các chính khách.

Ông rời bỏ hàng ngũ Quốc dân đảng, tránh cuộc thanh trừng của Tưởng Giới Thạch vào năm 1927. Năm 1928, Bành Đức Hoài lãnh đạo Bình Giang khởi nghĩa, sau đó dẫn quân chủ lực tới núi Tỉnh Cương hội sư với Hồng tứ quân của Mao Trạch Đông.

Sau đó, Bành Đức Hoài gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, trong đó Bành Đức Hoài chỉ huy Quân đoàn 3. Ông là một trong những chỉ huy quân sự chủ yếu trên tiền tuyến của quân Cộng sản Trung Quốc.

Nhận bất cứ nhiệm vụ nào và cố gắng bằng mọi cách để xoay chuyển tình thế ngay cả lúc nguy cấp nhất là đặc điểm nổi bật của vị nguyên soái họ Bành.

Năm 1935, trong một trận chiến liên quan tới sự tồn vong của quân Cộng sản, Mao Trạch Đông đích thân chọn tướng chỉ huy và đã giao cho Bành Đức Hoài toàn quyền chỉ huy.

Trong thời gian diễn ra cuộc chiến, Mao Trạch Đông đã tự tới đốc chiến và tặng cho Bành Đức Hoài một bài phú, trong đó gọi Bành Đức Hoài là Bành Đại tướng quân.

Trong thời gian chiến tranh kháng Nhật, Bành Đức Hoài là Phó tổng tư lệnh quân đội của Đảng Cộng sản (Chu Đức là Tổng tư lệnh). Ông thể hiện tài thao lược xuất sắc trong các hoạt động sau hậu phương quân Nhật Bản ở Bắc Trung Quốc.

Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh năm 1945, cùng với Hạ Long (người sau này cũng trở thành Nguyên soái), ông chỉ huy Hồng quân Trung Quốc bao vây Bắc Kinh, chia cắt quân đội Trung Hoa Dân quốc ở đây với phần còn lại.


Trong chiến tranh Quốc – Cộng (1945 - 1949), ông là Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 giải phóng các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải và Thiểm Tây.

Vào năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) nổ ra, Lâm Bưu cáo ốm, không muốn đảm nhận việc chỉ huy quân chí nguyện thì Bành Đức Hoài đứng ra làm Tư lệnh Chí nguyện quân Trung Quốc.

Ông còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, được phong hàm Nguyên soái Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc năm 1955.

Dám đánh những trận đánh khó, thậm chí cả những trận nguy hiểm đã khiến Bành Đức Hoài trở thành một trong những vị tướng lĩnh kiệt xuất trong hàng ngũ tướng lĩnh Cộng sản Trung Quốc những thập niên trước 30 - 40.


Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông

Tuy nhiên, vị nguyên soái lừng danh của quân đội Trung Quốc trong phút chốc đã “thân bại danh liệt”, thậm chí bị quy kết là tiêu cực, chống đối và coi như kẻ đứng đầu “bè lũ phản đảng” chỉ vì một lá thư làm phật ý Mao Trạch Đông.

Sử liệu chép, tháng 6 năm 1959, trong Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài thẳng thắn phê bình xu hướng tả khuynh trong cuộc vận động công xã hóa nhân dân và phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đề xướng.

Sau đó, Bành Đức Hoài còn viết thư riêng cho Mao Trạch Đông nói rõ cách nhìn của mình, chân thành đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.

Tại hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im.

Gần như tất cả quay sang đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu. Sau đó, Bành Đức Hoài bị quy là đứng đầu bè lũ phản đảng, bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng rồi bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng ở Thành Đô, Tứ Xuyên.

Người thay thế ông ở cương vị Bộ trưởng Quốc phòng là Lâm Bưu. Các sử gia đều cho rằng, thực tế, Bành Đức Hoài bị lưu đày, bị xa lánh trong suốt 16 năm còn lại của cuộc đời.

Nhiều người cho rằng, lá thư của Bành Đức Hoài gửi Mao Trạch Đông năm 1959 thực chất chỉ là “giọt nước làm tràn ly”, còn có những nguyên nhân sâu sắc khác dẫn đến sự thất sủng của vị “Đại tướng quân” họ Bành vào năm 1959.

Dưới sự điều hành của Bành Đức Hoài, quân đội Trung Quốc phát triển theo chiều hướng chính quy, chuyên nghiệp và giảm tính chính trị. Những thay đổi này bị đảo ngược khi Lâm Bưu nắm quyền.

Mặt khác, Bành Đức Hoài có những dấu hiệu không đồng ý với việc sút giảm quan hệ thân thiện với Liên Xô. Cả hai điều này khiến Bành Đức Hoài dần dần tách ra khỏi đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang được dẫn dắt bởi Mao Trạch Đông.

Và mặc dù khi đó, uy tín của Mao Trạch Đông đang xuống rất thấp, song tiếng nói trái chiều của Bành Đức Hoài vẫn khiến ông phải trả giá đắt.

Trong những năm Cách mạng văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.

Tháng 4 năm 1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.

Tháng 10 năm 1974, Bành Đức Hoài ở trong tình trạng thường xuyên bị hôn mê, chỉ dựa vào truyền dịch để duy trì sự sống. Ông qua đời ngày 29 tháng 11 năm 1974.

2. Người ta nói rằng, tính cách và số phận kỳ lạ của Bành Đức Hoài có liên quan mật thiết tới ngôi mộ tổ của gia tộc họ Bành trên ngọn núi Ô Thạch nằm cách thành phố Tương Đàm 47km.

Trên ngọn núi nằm ở độ cao 373m so với mực nước biển này có một căn nhà lá được dựng theo hình chữ nhất, đó chính là nơi ở cũ của tổ tiên nhà họ Bành.

Phía sau căn nhà lá khoảng chừng vài chục mét chính là nơi an táng của tổ tiến họ Bành. Từ thôn Ô Thạch nhìn lên, ngôi nhà lá lẫn quần thể mộ của tổ tiên họ Bành nằm thành một hàng dọc theo sống lưng của ngọn Ô Thạch.

Tất cả có cự ly rất đều và cùng quay về một hướng. Người ta nói rằng, vào những năm Ung Chính, tổ tiên của Bành Đức Hoài là Bành Trung Toại từ huyện suối Cốc Thủy, huyện Tương Hương đi qua núi Ô Thạch, nhìn thấy khí thế phong thủy của ngọn núi này không phải tầm thường vì vậy quyết định mua lại một đám đất khi đó hãy còn là đầm lầy để dựng nhà ở.

Sau đó nhiều đời, tất cả con cháu nhà họ Bành đều được chôn cất ở phía sau nhà, không ngoại trừ một ai. Tính toán của Bành Trung Toại có vẻ như không sai khi cháu 6 đời của ông ta - Bành Đức Hoài - đã trở thành một vị Nguyên soái lừng lẫy tại xứ sở vào loại đông đúc nhất thế giới như ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì vì sao Bành Đức Hoài chỉ trong một đêm đã “thân bại danh liệt” và gần 15 năm cuối cuộc đời phải sống trong nỗi ô nhục và trầm uất? Sử liệu có chép rằng, vào những năm nội chiến Quốc – Cộng, mộ tổ của nhà họ Bành đã bị quân phiệt Hồ Nam là Hà Kiến phá hủy.

Người trực tiếp nhận nhiệm vụ phá hủy mộ tổ nhà họ Bành chính là Cung Trọng Tôn - chỉ huy Cục Quân thống của Quốc dân đảng tại Hồ Nam.

Trong lần đó, không chỉ mộ tổ của Bành Đức Hoài bị phá hoàn toàn mà đến ngôi nhà cũ cũng bị đốt, chỉ còn trơ lại nền nhà.

Tới nay, dấu vết cũ của ngôi nhà cũ của gia tộc họ Bành cũng còn rất ít. Người ta cho rằng, việc cả mộ tổ lẫn nhà ở của tổ tiên họ Bành bị phá hủy đã ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định kết cục bi thảm của nguyên soái họ Bành.

Phía trước nơi đất tổ của nhà họ Bành là những dãy núi đồi rất thấp, có thể nhìn thấy tận chân trời. Trong một vùng đất phẳng hàng trăm kilomet trước mặt, những dãy đồi núi thấp giống như hàng ngàn vạn binh tướng đang triều phục về một vị thống lãnh.

Trong phong thủy, người ta gọi đây là thế dẫn binh. Thế dẫn binh sẽ đem đến cho người chủ của nó công trạng lẫn vinh hoa phú quý đến cực độ, tuy nhiên, nó cũng ngầm ẩn trong đó sự diệt vong của cả gia tộc.

Bởi lẽ, khi các ngọn núi nhỏ dồn lại với nhau liên tiếp, nó cũng tạo thành một bố cục cực kỳ hung hiểm, gọi là “dồn cả họ tộc lại mà diệt”.


Chỉ vì một lá thư trái ý Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.

Sự phân biệt giữa hai bố cục này thực chất chỉ nhỏ như một sợi tóc, không phải là kẻ tinh tường thì chắc chắn không thể nào thấy được. Tuy nhiên, vấn đề đối với phong thủy ngôi mộ tổ của họ tộc Bành Đức Hoài không chỉ nằm ở đó.

Ở phía Nam mộ tổ của Bành Đức Hoài có một ngọn núi nhỏ và tròn. Hiện nay, bức tượng đồng kỷ niệm Nguyên soái họ Bành được đặt trên chính ngọn núi này.

Phía Tây Nam của ngọn núi giáp liền với ngọn Đốn Cổ Sơn cao hơn rất nhiều. Một ngọn núi cao, một ngọn núi thấp đặt cạnh nhau, trong phong thủy gọi là giáp sơn, cũng là mang hàm nghĩa tướng quân cởi bỏ giáp trụ.

Chính vì vậy, dù làm tới Nguyên soái lừng lẫy, nhưng ngay từ đầu, trong bố cục phong thủy mộ tổ của Bành Đức Hoài đã mang tiên đoán Bành Đức Hoài những năm cuối đời sẽ phải thoái ẩn khỏi sự nghiệp quân sự lẫn chính trị của
mình.

Đây có lẽ là một nguyên nhân nữa lý giải cho sự đột ngột thay đổi trong số phận của vị Nguyên soái nổi danh Trung
Quốc.

Hải Phong
RANDOM_AVATAR
misavn
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
55%
 
Bài viết: 355
Ngày tham gia: Tháng chín 27, 2012, 5:51 pm
Đến từ thành phố: ha noi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin

Quay về Các tin hay/Các bài viết hay (News - Special Reports)

Points: 0

cron