Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười một 01, 2013, 5:27 pm



Routine và Amalgamation


Amalgamation được định nghĩa theo tự điển là một sự kết hợp hai hay nhiều thành phần lại với nhau. Trong khiêu vũ, amalgamation được xem như là sự kết hợp của hai hay vài vũ hình lại với nhau thành một chuỗi. Sự kết hợp này dựa trên tính hợp lý của sự di chuyển và các động lực. Thí dụ trong Tango, Two Walks + Progressive Link + Closed Promenade là một amalgamation.

Nếu xem "bước" là phần tử cơ bản nhất, và "vũ hình" là kết hợp cơ bản của các "bước" thì "amalgamation" là một kết nối cơ bản của các "vũ hình" lại với nhau. Để có thể được sử dụng tốt, một amalgamation sẽ không quá dài, quá rườm rà để chiếm nhiều không gian và thời gian, do vậy số vũ hình kết nối trong một amalgamation sẽ không nhiều, chỉ dăm ba cái mà thôi.

Trong các tài liệu của Walter Laird, Guy Howard, Alex Moore trong mục Học khiêu vũ quốc tế online đều có nêu những amalgamation cơ bản.

Routine định nghĩa theo tự điển là một chuỗi hành động, một quy trình có hoạch định trước một cách rõ ràng, chi tiết. Trong khiêu vũ, routine được xem như là một tiết mục khiêu vũ có các bước nhảy đã định sẳn trước. Nếu như amalgamation không tùy thuộc vào âm nhạc thì ngược lại routine sẽ được kết nối với một bài nhạc, một khúc nhạc nào đó. Routine là kết quả của một biên đạo các bước nhảy trên một bài nhạc nhất định.

Routine còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố nhất định khác, như hình dáng và kích thước sàn nhảy. Một routine xây dựng trên một sàn nhảy rộng thì không thể áp dụng trên các sàn nhảy hẹp hoặc xây dựng trên một sàn chữ nhật thì không thể chơi trên một sàn vuông hay hình chữ L. Với routine thì mọi thứ đã được định sẵn, không thể áp dụng trên sàn nhảy công cộng, nơi rất cần kỹ thuật floorcraft.

Amalgamation thường giúp cho khả năng "dẫn" và "theo" của đôi nhảy tốt hơn trong khi routine thường làm kém đi vai trò này. Khi nhảy theo một routine nhất định thì cả hai người nam và nữ sẽ trở nên thụ động hơn trong các bước nhảy của mình. Ngược lại, amalgamation giúp đôi nhảy có kiến thức nhiều hơn, người nam và nữ dễ nhận biết được các bước nhảy sắp tới của mình hơn, và nó làng tăng đáng kể khả năng "dẫn và theo".

Trong thi đấu, routine là cái không thể áp dụng được vì bạn không thể biết trước được bài nhạc gì và bạn đang đứng ở vị trí nào trên sàn nhảy. Thật là tệ hại nếu bạn nhảy cứng ngắt theo routine và hoàn toàn không có nhạc cảm. Rất có thể khi tiếng nhạc đang lắng xuống và chậm dần thì bạn đang tiến vào một vũ hình spin định sẳn với tốc độ xoay tăng dần.

Đối với các amalgamation thì các đôi nhảy có thể tùy nghi sử dụng. Tuy là những nhóm vũ hình mẫu nhưng khi được dẫn thì người nữ cũng không hoàn toàn biết được những gì sắp xảy ra. Những amalgamation có thể được đổi sang những amalgation khác sao cho phù hợp với âm nhạc, với kích thước của sàn, phù hợp với mật độ đông đúc của sàn nhảy.

Do vậy, tôi không hề khuyên các học viên xây dựng các routine riêng để tập luyện. Tôi thích họ tập luyện các amalgamation hơn. Và đồng thời họ cũng phải biết cách ngắt các amalgamation này khi cần thiết. Đó là floorcraft. Thí dụ như khi bạn ở amalgamation 123 Natural Turn + Open Impetus + Chasse in PP thì bạn cũng phải biết cách dừng lại và không thực hiện Chasse in PP khi bị nghẽn đường trước mặt. Họ cần phải biết các vũ hình tránh né (gọi là dodger syllabus) để thực hiện nó vào lúc này, thí dụ dìu bạn nhảy sang bên bằng bước Wing, hoặc RF Fwd Checked và Reverse Slip Pivot để quay về lại.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 16, 2013, 1:19 am


Dance - Sport - Competition - Judge - Development


1. Thể thao và thi đấu (Sport & Competition)

Nói đến thi đấu thể thao là nói đến Olympic, một tổ chức của các cuộc thi đấu giữa các lực sĩ, có từ thời xa xưa. Đó là các cuộc thi chứng tỏ sức mạnh của con người. Sau này người ta gọi nó là các cuộc thi đấu thể thao, có các tiêu chí đánh giá kết quả rất rõ rệt: mạnh hơn, nhanh hơn, xa hơn, cao hơn, nhiều hơn, chính xác hơn... hoặc hạ gục đối thủ.

Để ghi nhận trung thực kết quả giữa các lực sĩ thi đấu, người ta cử ra những người giám sát luật lệ và ghi nhận kết quả đó, gọi là trọng tài.

2. Khiêu vũ và thi đấu (Dance & Competition)
Ngay sau khi giải thi đấu thể thao chính thức hình thành vào năm 1896 thì người ta cũng bắt đầu có các phong trào thi đấu trong khiêu vũ. Mục đích chính là để giải trí sau những giờ làm việc nặng nhọc của các tầng lớp lao động. Các cuộc thi đấu khiêu vũ được một vài người có uy tín trong lĩnh vực này đánh giá và cho điểm. Họ được gọi là giám khảo - người quyết định kết quả cuộc thi - chứ không gọi là trọng tài, người giám sát luật lệ và ghi lại kết quả thi đấu.

(Tôi không hiểu tại sao người Việt Nam gọi giám khảo các cuộc thi đấu khiêu vũ là trọng tài ?)

3. Sự phát triển của khiêu vũ (Dance Development)

Lịch sử cho thấy các bộ môn thể thao và nghệ thuật phát triển mạnh nhất vào giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20. Nếu như mỗi bộ môn thể thao, nghệ thuật đều phát triển mạnh theo cái cách riêng của nó thì khiêu vũ cũng không ngoại lệ. Trong khoảng thời gian này người ta làm rất nhiều điều cho bộ môn khiêu vũ, hàng loạt các tổ chức giáo dục, huấn luyện và tổ chức thi đấu khiêu vũ ra đời. Khiêu vũ lan nhanh từ quốc qia này qua quốc gia khác, từ châu lục này qua châu lục khác. Trong giai đoạn phát triển cực thịnh này, hầu như khiêu vũ không hề được đánh giá là một môn thể thao.

4. Khiêu vũ và thể thao (Dance & Sport)

Khi bạn xem người ta đi trên dây, chắc rằng bạn sẽ rất khán phục việc giữ thăng bằng cơ thể của họ. Và chắc hẳn nhiều bạn nghĩ rằng họ thực hiện được như vậy là do nghệ thuật chứ không do cơ bắp.

Tôi cũng được xem các vũ công hàng đầu khiêu vũ biểu diễn tuyệt vời trên sàn nhảy. Mỗi bước chân, mỗi động tác của họ luôn thu hút người xem. Người ta thường òa lên những tiếng khen như "thật tuyệt vời, thật nghệ thuật" chứ ít ai thốt lên "trông thật mạnh, thật nhanh" hay "thật cơ bắp"

Đôi khi tôi có thấy các vũ công hàng đầu khiêu vũ với nhau mà tay họ không hề chạm nhau, nhưng cơ thể họ vẫn kết với nhau như có một sợi dây vô hình huyền bí. Tôi chắc rằng như họ thực hiện được như vậy là do họ đạt được một nghệ thuật nào đó, chứ không phải do sức mạnh cơ bắp từ thân thể họ.

Tôi có thấy các vũ công nói không ra hơi khi trả lời phỏng vấn sau một bài biểu diễn, có lẻ họ rất mệt dù chỉ trong ngần ấy phút khiêu vũ trên sàn. Tuy nhiên tôi không hề thấy họ bậm môi gồng sức như các vận động viên trong các kỳ thi Olympic. Thân thể của họ thật tự nhiên và hòa quyện cùng âm nhạc. Dường như họ đã chuyển động theo nhạc cảm - cái thứ luôn tồn tại trong tâm hồn những nghệ sĩ khi nghe âm nhạc - chứ không phải dùng sức mạnh cơ bắp để di chuyển theo bài nhạc. Họ muốn cho người xem cảm nhận được một cái gì đó, chứ không phải muốn cho người xem thấy họ mạnh hơn, nhanh hơn, cao hơn.

Một cái gì đó là cái gì (mà tôi không tài nào mô tả lên được)? Phải chăng người ta gọi nó là nghệ thuật.

Vâng nghệ thuật hiện hữu xung quanh nhưng tôi không thể diển tả nó được. Tôi không thể ghi chép nó ra, đo đạc nó, hoặc ôm chầm nó, cất giữ nó như một bức tranh. Bức tranh chứa đựng nghệ thuật nhưng bức tranh không là nghệ thuật. Vâng, nghệ thuật là cái không thể đo đếm được, vì một cái gì đó nếu bạn có thể đo đếm được thì nó không còn, không phải là nghệ thuật nữa.

Vậy lý do nào khiến người ta biến khiêu vũ thành thể thao, để rồi đem ghép liền nhau hai từ Dance và Sport thành Dancesport?

Vậy lý do nào khiến ông chủ tịch IDSF Detlef Hegemann nghĩ rằng để phát triển khiêu vũ thì phải gắn nó vào tính thể thao, được thi đấu như một môn thể thao ở Olympic?

Có một sự lợi dụng gì ở đây! Chắc chắn là thế! Vì chẳng lẻ những con người cầm đầu ngu dốt đến nỗi họ không biết rằng khiêu vũ là một bộ môn nghệ thuật phát triển trên 2 bộ môn nền tảng là "âm nhạc" và "nghệ thuật sân khấu" - nó chẳng dính dáng gì đến thể thao.

5. Detlef Hegemann, ông là ai?

Theo wiki, Hegemann tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Hannover, ngành xây dựng . Từ năm 1954 ông làm việc tại công ty xây dựng của ông nội ông thành lập. Trong những năm sau, công ty ông phát triển và mở rộng chi nhánh đến các thành phố Bremerhaven, Hannover, Braunschweig, Berlin, Munich và Stuttgart. Kể từ năm 1958 công ty của ông ngoài lĩnh vực xây dựng còn bao gồm các lĩnh vực khác như vận tải đường biển, đóng tàu, dịch vụ, kỹ thuật và công nghệ môi trường. Ngành đóng tàu đặc biệt phát triển rất nhanh chóng thông qua việc mua lại công ty vỡ nợ Roland Werft ở Bremen-Hemelingen và việc mua lại nhà máy đóng tàu Schürenstedt. Detlef. Kể từ 2007, Detlef Hegemann đã tạo ra các nhóm nhà máy đóng tàu lớn thứ ba của Cộng hòa Liên bang Đức. Có đến hơn 5.000 người làm việc trong tổng số 25 đến 35 công ty trong tập đoàn Hegemann.

Hegemann có 11 năm làm Chủ tịch của Hội đồng Hiệp hội Xây dựng Bremen và sau đó là Chủ tịch danh dự. Ông là thành viên của Đoàn Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp xây dựng Đức. Ngoài ra, Hegemann là Lãnh sự danh dự của Brazil .

Năm 1956 Hegemann kết hôn với Ursula Hegemann. Hai vợ chồng ông tham gia câu lạc bộ khiêu vũ dạng amateur ở Bremen, nhiều lần tham gia thi đấu các giải amateur Đức và Châu Âu trong khoảng thời gian 1952-1957, và cũng đã có vài lần vô địch các giải amateur này. Từ năm 1965-1999 Hegemann được bầu là chủ tịch Liên đoàn khiêu vũ quốc tế (IDSF). Ông cũng là chủ tịch danh dự của Hiệp hội Khiêu Vũ Thể thao Đức (DTV).

6. Khiêu vũ thể thao và Olympic (Dancesport & Olympic)

Khác với WDC vẫn phát triển khiêu vũ như là một bộ môn nghệ thuật thì WDSF cố gắng phát triển khiêu vũ theo hướng của một bộ môn thể thao. Tuy được công nhận là thành viên của ủy ban Olympic quốc tế (IOC) năm 1997 nhưng từ đó đến nay khiêu vũ chưa lần nào được công nhận là một môn thi đấu trong các kỳ thi thể thao này. WDSF vẫn cứ loay hoay trong việc tìm kiếm và xây dựng các tiêu chí để làm sao có thể được chấm điểm rõ ràng như "nhanh hơn, cao hơn, xa hơn" trong các kỳ thi của Olympic, cũng như cố gắng chứng tỏ khiêu vũ là thể thao, trong khi cuộc tranh luận về vấn đề này vẫn còn bị rất nhiều người phản bác và vẫn chưa có hồi kết thúc.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 20, 2013, 11:31 am



Waltz and Box Steps


Ngày trước khi tôi mới bắt đầu tập Waltz, các thầy đều dạy cho tôi đi Box Step, có nghĩa là bước theo một cái khung vuông ABCD trên sàn. Đầu tiên đứng ở góc A, mặt hướng theo cạnh dọc AB.

BC
BOX[1].GIF

AD

Trong bar nhạc đầu tiên ta sẽ đi 3 bước Tiến - Sang ngang - Đóng chân như sau:
  • Bước 1 tiến chân trái lên trước đến B.
  • Bước 2 đưa chân phải sang ngang sang C, hai chân bây giờ theo cạnh ngang BC
  • Bước 3 đóng chân trái vào sát chân phải, đứng ở C.

Tiếp tục cho bar nhạc thứ 2 ta sẽ đi 3 bước Lui - Sang ngang - Đóng chân như sau:
  • Bước 4 lui chân phải về D
  • Bước 5 chân trái sang ngang đến A
  • Bước 6 đóng chân phải vào sát chân trái, trở về đứng ở vị trí ban đầu A.

Và cứ thế tiếp tục.

Hết tập đi theo chiều thuận ABCD như trên, tôi được dạy đi theo chiều ngược lại, nghĩa là đứng ở B, thực hiện 3 bước "Lui - Sang ngang - Đóng chân" đến D. Tiếp tục thực hiện 3 bước "Tiến - Sang ngang - Đóng chân" trở lại vị trí ban đầu B. Cũng có khi thầy cho tôi đi Box Step theo kiểu hình thoi, có nghĩa là xoay cái box vuông ở trên xéo đi 1/4 (45 độ) nhằm giúp cho học viên có ý thức thêm về LOD, và cũng thực hiện các bước tương tự.

Sau này suy gẫm lại, tôi không hiểu cách dạy trên xuất phát từ đâu, phải chăng dạy Box Step là cách hay nhất giúp cho người mới tập đi "chuẩn" các bước cơ bản của Waltz như Natural hay Reverse?

Tuy nhiên có một nghịch lý là trong khi dạy Box Step vì chú trọng đến cái "bước" thì nó lại làm cho người ta có thói quen "tiến" và "dừng", một nghịch lý giết chết "bản chất swing" của điệu nhảy Waltz. Thay vì dạy tiếp tục swing và tiến ở bước tiếp theo, làm cho swivel để thân thể xoay và đóng chân dễ dàng ở bước tiếp theo, thì nó dạy người ta có thói quen hãm đà để dừng lại rồi đưa chân sang ngang để đóng chân.

Tôi chỉ đề cập đến sai lầm giết chết "bản chất swing" của điệu nhảy Waltz bằng cách dạy box-step. Còn có rất nhiều điều khác cũng bị cách dạy này làm cho thui chột như swivel, cảm nhận về LOD, inside-outside turn v.v...

Dĩ nhiên khó có cách dạy nào hoàn chỉnh nhưng cũng nên xem xét những mặt lợi và hại của nó. Dùng box-step để dễ dàng dạy cho người mới chơi bước được những bước cơ bản của Waltz lúc ban đầu nhưng trái lại cũng làm hại họ, cũng dạy họ một cách sai cơ bản về Waltz, mà có thể sau này khi ý thức, họ phải mất rất nhiều năm để hiểu và sửa lại thói quen xấu này.

Nên chăng cần phải xóa bỏ cách dạy box-step ra khỏi Waltz, cho dù ở dạng giao tiếp?
docco
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng mười hai 31, 2013, 3:18 pm



Promenade Run, một bước có timing khó trong Samba


Promenade Run, hay gọi đầy đủ tên là Promenade to Counter-Promenade Run thực sự gây khó khăn cho các học viên với timing khác nhau ở mỗi bước. Do mỗi nhóm 3 bước trong Promenade Run chiếm 2 bar nhạc cho nên xảy ra tình trạng có timing không đồng đều ở các bước này. Timing cho nhóm 3 bước Promenade Run là 3/4 1/2 3/4 thực sự là một vấn đề khó. Vũ hình này được ISTD xếp vào nhóm Gold



Ngay cả trong tài liệu dạy Samba của Corky & Ballas hay New ABC thực hiện với Michael và Kristina, ông ta cũng chỉ dạy Promenade Run với timing đơn giản hơn là 1/2 1/2 1 cho nhóm 3 bước, với cách đếm là QQS

Chúng ta xem với timing đúng của nó là 3/4 1/2 3/4 thì cách thực hiện các bước của Promenade Run như thế nào.

Ta chia 2 bar, mỗi bar gồm 4 đoạn có timing như sau:

12345678đầu nhóm kế
bùmi&abùmi&abùm
bước 1bước 2bước 3bước 1 nhóm kế


*Ghi chú: "i" là đã âm hoá từ chữ "e" trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh thì ta viết là 1 e & a 2

Như vậy ta thấy là sau bước 1, ta hạ gót và chuyển hông rồi bước ngay bước 2 ở a. Thời điểm của ở phách tiếp theo không phải là bước mà là hạ gót chuyển hông xoay người để bước tiếp bước 3 ở i, sau đó hạ gót và chuyển hông để bước nhóm kế tiếp ở phách tiếp theo. Do vậy hầu như không có nảy người (bounce) trong vũ hình Promenade Run này.

Tại sao timing của Promenade Run làm khó cho học viên ballroom như vậy?

Dường như đây là một "lỗi" khi người ta chuẩn hóa một động tác khiêu vũ. Vì khiêu vũ là chuyển động, rất khó dùng cái tĩnh để diễn tả hết cái động. Ta nên tìm về cái gốc timing của bước này.

Bước Promenade Run có nguồn gốc từ bước Whisk, là một biến thể của bước Whisk. Khi người ta chơi Whisk thì ở một chỗ, nó có timing là Slow a Slow (1a2). Biến đổi những bước thế này một chút để di chuyển thì thành ra Promenade Run, cho nên timing gốc của Promenade Run vẫn là "Slow a Slow". Nhưng do di chuyển cho nên người ta bớt bounce đi, nhảy 3 bước rõ hơn, đều hơn, nghĩa là thời gian của 3 bước đều nhau. Hậu quả là khi tiêu chuẩn timing cho bước này, ISTD "chuẩn" nó thành "3/4 2/4 3/4" !!!


Về một số các kỹ thuật khác trong Promenade Run, có thể tham khảo thêm video training của Geir Bakke sau đây:

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng một 15, 2014, 5:11 pm



Promenade Position


Tư thế Promenade là tuy một tư thế rất thông thường trong các vũ điệu Standard, nhưng nó lại có nhiều điểm đặc biệt, nhất là trong các điệu có swing, mà ít có tài liệu nào nói kỹ đến. Do vậy có khá nhiều lỗi trong các vũ hình có tư thế PP này nhưng thường thì các học viên lại không biết nó đến từ đâu để khắc phục. Một thí dụ rất đơn giản là không có nhiều học viên hiểu rõ được sự khác biệt giữa bước Back Whisk và Fallaway Whisk (trong Slow Waltz) để thực hiện đúng hai vũ hình này. (Whisk cũng là một tư thế PP)

Arunas%2BBizokas%2Band%2BKatusha%2BDemidova%2B-%2BUK%2B2012[1].jpg


Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng hai 08, 2014, 4:58 pm



Reverse Fleckerl Entry & Natural Fleckerl Exit

* Reverse Fleckerl Entry

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.


* Natural Fleckerl Exit

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng hai 12, 2014, 1:28 pm



Connection vs. Lead & Follow in Latin dances

Lực tạo kết nối khác với lực dẫn và theo như thế nào?


Ta thường nghe nói rằng để có thể dẫn và theo, đôi nhảy thường phải có kết nối.

Vậy kết nối là gì?

Kết nối đơn giản là kết nối, không có nghĩa gí khác, là làm cho hai cơ thể của đôi nhảy có liên quan với nhau.

Không phải cứ nắm tay nhau là có kết nối, cứ nắm tay nhau là đôi nhảy có thể dẫn và theo. Sai lầm phổ biến cho rằng nắm tay là "kết nối" còn dùng sức kéo đẩy nữ sau khi nắm tay là "dẫn vả theo". Ta sẽ nói sau về điều này còn bây giờ bạn hãy biết chắc một điều là nắm tay chưa phải là kết nối.

Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Tập tin đính kèm
connection.png
pull.png
push.png
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng ba 29, 2014, 10:35 am


Điều gì giúp cho các vũ công Ballroom có xếp hạng tốt hơn?

Thật khó nhận ra sự khác biệt về chất lượng giữa các vũ công thi đấu ngày hôm nay. Ở các cuộc thi cấp championship, các giám giảo nhìn vào những gì để có thể chọn lựa ra các vũ công hàng đầu?

bigstock-136135106-scaled.jpg


Để trả lời câu hỏi này, Prosen et al. (2013) đã kiểm tra chất lượng chuyển động của các vũ công thi đấu ở một cuộc thi tầm cỡ thế giới, là giải quốc tế Slovenia Open năm 2011. Các vũ công top 12 được so sánh với các vũ công nằm dưới top 12.

Để tránh yếu tố biên đạo làm ảnh hưởng đến việc xếp hạng, người ta chỉ lấy điệu Viennese Waltz ra để kiểm tra, vì điệu này có rất ít vũ hình so với các điệu nhảy khác, hầu hết là các vũ hình xoay. Như vậy khi tất cả các đôi nhảy có bài nhảy như nhau, thì việc xác định chất lượng chuyển động của các vũ công trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể thấy rằng tất cả đôi nhảy đều có bài nhảy tương tự như nhau trong video Viennese Waltz dưới đây.


Domen Krapez - Monica Nigro, Slovenia, Final Viennese Waltz


Trong khảo sát này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tốc độ chuyển động và quỹ đạo khi các vũ công xoay. Dữ liệu được ghi lại thông qua việc thu hình và bằng một phần mềm chuyên dụng theo dõi chuyển động.

Các vũ công xếp hạng cao và các vũ công xếp hạng thấp khác nhau như thế nào?

Những phân tích sơ bộ cho thấy không có sự khác biệt giữa các vũ công khác nhau về tuổi tác, chiều cao, hoặc kinh nghiệm khiêu vũ.

Phân tích cũng cho thấy không có khác biệt giữa các nhóm vũ công khi họ xoay phải, tuy nhiên lại có nhiều khác biệt khi họ xoay trái.

Ở các vũ công xếp các hạng đầu, khi xoay trái thì quỷ đạo của họ thẳng (có 84% thẳng và 16% bị cong), còn các vũ công xếp hạng thấp hơn thì quỷ đạo họ ít thẳng hơn (có 67% thẳng và 33% bị cong).

Đối với các động tác xoay thì các vũ công hàng đầu xoay nhanh hơn các vũ công hạng thấp hơn. Sự khác biệt về tốc độ này càng rõ ràng hơn khi họ xoay trái.

Phân tích cho thấy tốc độ xoay của các vũ công hàng đầu luôn đồng đều ở mọi chiều xoay. Ở các vũ công xếp hạng thấp hơn, khi xoay trái thì họ xoay chậm hơn và quỹ đạo bị cong đi khi so với lúc họ xoay phải.


Nguồn: Prosen, J., James, N., Dimitriou, L., Pers, J., & Vuckovic, G. (2013). A time-motion analysis of turns performed by highly ranked Viennese waltz dancers. Journal of Human Kinetics, 37, 55-62.
WDC DanceArchives
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Re: Mỗi tuần một đề tài - Dancing Tid-Bits

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 27, 2014, 12:22 am


Khiêu vũ vũ không chỉ là bước nhảy

Ta biết rằng các điệu nhảy Standard và Latin đều có các đặc tính riêng của nó (bạn có thể tham khảo trong phần tự học khiêu vũ của mỗi điệu nhảy). Các đặc trưng của mỗi điệu nhảy này đều được định nghĩa rõ ràng trong những tiêu chuẩn kỹ thuật của WDC hay WDSF. Và trong mỗi show diễn khiêu vũ, việc lựa chọn âm nhạc sao cho thích hợp để vũ công có thể biểu hiện được hết các đặc trưng của điệu nhảy sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc thành công của show diễn này.

Thật không may là hiện nay, cũng như hiện tượng ca sĩ Lệ Rơi, người ta chấp nhận và thưởng thức nghệ thuật âm nhạc ở mức thấp nhất. Sự dễ giải trong việc thưởng thức âm nhạc này cũng kéo theo sự dễ giải trong việc lựa chọn nhạc nền cho khiêu vũ. Tôi có thể thấy ở nhiều nơi người ta có thể nhảy Cha Cha trên nền nhạc rock và nhảy Bebop trên nền nhạc Cha Cha, hoặc họ có thể nhảy cả Cha Cha và Bebop trong cùng một bản nhạc. Hoặc trong các vũ trường cũng như trong các kỳ thi đấu dancesport, họ chơi nhạc Latin bằng các nhạc cụ rất "Tây" ít mang tính chất Mỹ-Latin. Nói chung trong thế giới khiêu vũ hiện nay, người ta có xu hướng rất "khoan dung" về các yếu tố của âm nhạc sao cho phù hợp với đặc trưng của điệu nhảy.

Có không ít những clip nhạc "góp nhặt" những bài hát rồi đặt tên là những clip "nhạc khiêu vũ tuyển chọn", thậm chí có những CD nhạc ra đời từ việc góp nhặt những bài hát có "giai điệu" rồi gán vào đấy những cái tên gọi là "Album nhạc khiêu vũ". Khổ nổi đa phần những bài hát trong các clip hoặc CD này không thích hợp để làm nhạc nền cho khiêu vũ, vì nó không trong mình những đặc trưng cần có cho điệu nhảy. Có thể những người tạo ra nó không chuyên trong lĩnh vực khiêu vũ, chưa hiểu hết bản chất của từng điệu nhảy để chọn lọc những bài hát cho điệu nhảy này. Rất có thể các bài hát này vang lên những âm thanh tuyệt vời, rất cuốn hút người nghe, nhưng sự nguy hiểm nằm ở chỗ cái "ý thích chủ quan" về một "âm thanh tuyệt vời" của một người "không chuyên khiêu vũ" này đã tạo nên nhưng bản "nhạc dance" hoàn toàn không phản ánh được những đặc trưng gì của điệu nhảy. Có thể chúng được tạo ra để phục vụ một ý đồ nào đó, nhưng thật không may là với sự phổ biến của Internet hiện nay, những bài hát được "lựa chọn" này lại được nhiều người mới làm quen với khiêu vũ lấy ra sử dụng.

Một điều quan trọng nữa là hiện nay người ta tìm kiếm và chọn lọc những bài nhạc cho các cuộc thi khiêu vũ chủ yếu dựa vào tempo của chúng (BPM: số beat nhạc trong một phút) sao cho phù hợp với quy định của ADSF chứ không phải đặt các yếu tố phù hợp với đặc trưng của điệu nhảy lên hàng đầu. Nhưng thực sự thì tempo của một bài nhạc (số beat trong một phút) lại ít có ăn nhập gì nhiều với đặc trưng của điệu nhảy. Điệu Valse nhanh thường là nạn nhân của các trường hợp này.

Rõ ràng hiện nay ngày càng có rất nhiều người đến với khiêu vũ không trên một nền tảng hiểu biết cơ bản về âm nhạc, cũng như ngày càng có nhiều vũ công không xây dựng và phát triển nghệ thuật khiêu vũ của mình trên nền tảng âm nhạc.

Khiêu vũ vũ không chỉ là bước nhảy.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Đánh đầu (Head Flick) trong Tango

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng tám 01, 2014, 12:17 am



Đánh đầu (Head Flick) trong Tango

Đánh đầu là một động tác "staccato" sắc nét nhằm biểu thị một cảm xúc mạnh mẽ, bi tráng trong International Tango. Dường như ở Argentina Tango và American Tango, ta không thấy có động tác đánh đầu này, một phần có lẻ các style này thiên nhiều về "legato" nên không hòa hợp với động tác đánh đầu này.

Hình ảnh
Karen Hilton và head flick


Đăng nhập để xem nội dung - Register to view.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện, power saving, thực phẩm chức năng

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron