Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Dancesport là gì?

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 02, 2012, 8:22 pm


DANCESPORT LÀ GÌ?

Một câu hỏi rất đơn giản nhưng rất cần được biết đến cho tất cả chúng ta, những người yêu mến bộ môn Dancesport cũng như các thí sinh đang tham gia thi đấu về bộ môn này.



Dancesport, tạm dịch ra tiếng Việt là "khiêu vũ thể thao", là tên do World DanceSport Federation (WDSF) chính thức dùng để gọi dạng Ballroom Dancing thi đấu trong các cuộc thi khiêu vũ do họ tổ chức, nó cũng đã được công nhận bởi IOC (International Olympic Committee) như là một môn thi đấu Olympic.

Thuật ngữ Dancesport chỉ áp dụng cho phong cách quốc tế của 2 loại khiêu vũ Standard (có tên gọi khác là Modern) và khiêu vũ Latin. Ngày nay nó được tổ chức thi đấu theo 3 nhóm:

- Nhóm thi đấu 5 môn Standard, bao gồm Waltz, Tango, Slow Foxtrot, Quickstep và Viennese Waltz.
- Nhóm thi đấu 5 môn Latin, bao gồm Rumba, Cha Cha Cha, Samba, Jive và Paso Doble.
- Nhóm thi đấu 10 vũ điệu Standard và Latin ở trên.

Ngoài các vũ điệu Standard và Latin, Dancesport cũng có những dạng thi đấu khác như Acrobatic, Break, Line, New Vogue, Salsa, Wheelchair, ...

Có thể nói thuật ngữ Dancesport, có từ nhiều năm trước, chỉ được biết đến rộng rãi sau khi ICAD (International Council of Amateur Dancers sáng lập năm 1957) đổi tên thành IDSF (International DanceSport Federation) vào năm 1990. Mục đích chính ICAD đưa ra thuật ngữ Dancesport này (có ý cho rằng dance cũng là một dạnng sport) là để tranh đấu tìm kiếm sự công nhận của International Olympic Committee (IOC) cho bộ môn khiêu vũ được đưa vào thi đấu Olympic.

Sau một thời gian tranh đấu lâu dài, vào ngày 4-9-1997, trong kỳ họp 106 của IOC tổ chức ở Lausanne, Thụy Sỹ, IOC đã hoàn toàn công nhận IDSF là tổ chức hợp pháp duy nhất đại diện cho bộ môn Dancesport, theo Quy tắc 29 của Hiến chương Olympic.

Sự công nhận này giúp cho IDSF có quyền lực mạnh hơn để thống nhất các tổ chức khiêu vũ khác, như việc sát nhập IDO (International Dance Organisation) năm 2004 và sát nhập IPDSC (International Professional DanceSport Council) vào năm 2010. WDSF cũng ra lệnh cấm tất cả các tổ chức thành viên của mình không được phép tổ chức bất kỳ một cuộc thi Dancesport nào mà không có sự đồng ý của WDSF.

Và vào năm 2011 trong cuộc họp đại hội thường niên ở Luxembourg, IDSF chính thức đổi tên thành WDSF (World DanceSport Federation). Trang web chính thức của tổ chức này là http://www.worlddancesport.org và các bạn có thể tìm hiểu thêm về bộ môn Dancesport ở đây.

WDSF cũng hy vọng sự công nhận của IOC sẽ giúp cho Danceport là một sự kiện lớn trong thi đấu Olympic nhưng mãi cho tới nay Dancesport vẫn chưa từng là một cuộc thi đấu Olympic chính thức. Mặc dù hiện nay WDSF đã dần hoàn chỉnh các luật lệ thi đấu của bộ môn này nhưng Olympic Bắc Kinh 2008 đã đi qua không có Dancesport, và trong Olympics 2012 ở London sắp tới, Dancesport vẫn chưa phải là một môn thi.

Điều hành WDSF hiện nay là một đoàn chủ tịch gồm 12 người được bầu chọn có nhiệm kỳ 3 năm.

Logo của WDSF
1. Chủ tịch (President)
2. Phó Chủ Tịch thứ nhất (First Vice-President)
3. Phó Chủ Tịch thứ hai (Second Vice-President)
4. Tổng thư Ký (General Secretary)
5. Thủ Quỷ (Treasurer)
6. Giám Đốc Thể Thao (Sports Director)
7. Giám Đốc Professional Division (Professional Division Director)
8. Các thành viên (Ordinary Presidium Members): 4 người, có thể lên đến 6
9. Chủ tịch danh dự (Honorary Life President)
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh hà,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 03, 2012, 3:42 pm


NÊN HỌC DANCESPORT Ở ĐÂU

Với bài Dancesport trên hy vọng các bạn phần nào hiểu rõ bộ môn này và tổ chức quốc tế chính thức của nó. Một câu hỏi đặt ra là người yêu thích Dancesport thì nên theo học và thi đấu Dancesport ở đâu, tổ chức nào giảng dạy và cấp chứng chỉ cho bộ môn này?

Trong khu vực thì Thái lan, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore đã phát triển Dancesport bài bản theo hệ thống WDSF. Còn Viêt Nam ta thì có:
:clap: :difficult: :clap:

VDSA
(Vietnam DanceSport Association)
Thành viên chính thức của WDSF từ 04/04/2007
Địa chỉ: Số 36, Tranphu Street, Badinh District, Hanoi City, Vietnam
Email: vngymnastics@gmail.com
Phone: +084 4 7472078, Fax: +084 4 8234531
Phó Chủ tịch: Bà Nguyen Kim Lan


:clap: :difficult: :clap:

Tổ chức trên không có website để tham khảo, các bạn chịu khó email hay gọi điện thoại để tìm kiếm câu trả lời "học ở đâu" với tổ chức trên.

Nếu không muốn theo hệ thống của WDSF thì bạn có thể theo học ở các tổ chức khiêu vũ quốc tế khác. Tổ chức có uy tín là ISTD (Imperial Society of Teachers of Dancing), tạm dịch là Hiệp Hội Vũ Sư Hoàng Gia, và tổ chức thứ hai là IDTA (International Dance Teachers Association) tạm dịch là Hiệp Hội Vũ Sư Quốc Tế. Đây là 2 hiệp hội ở Anh, phụ trách việc giảng dạy khiêu vũ và làm giám khảo các kỳ thi khiêu vũ, nó hoạt động không chỉ trong nước Anh mà còn vươn ra các nước khác trên thế giới. Ngay cả WDSF vẫn sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của ISTD và IDTA để giám khảo các cuộc thi đấu dancesport của họ.

Nói ra thì rất dài dòng vì ở Anh có tới gần 100 tổ chức khiêu vũ. Hiệp hội này thì lại thường có chân trong một số hiệp hội khác, hoạt động chồng chéo nhau! Bản thân người Anh cũng rất bảo thủ cho nên chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong số rất nhiều tổ chức và hiệp hội ở Anh đó phải kể đến một tổ chức tương đối quyền lực là BDC (The British Dance Council). Hội đồng này tìm cách thống nhất các tổ chức vũ sư (những người giảng dạy bộ môn khiêu vũ) để họ làm việc theo các chuẩn mực và điều luật của BDC đưa ra, bù lại tất cả các anh hiệp hội nào liên quan đến giảng dạy khiêu vũ thì đều có ghế trong BDC, như ISTD hay IDTA chẳng hạn. Những anh hiệp hội vũ sư ở Anh này đều có hệ thống giảng dạy, thi đấu và giải thưởng riêng nhưng vẫn phải nằm trong điều lệ của BDC. Các tổ chức này cũng thường xuất bản các quyển sách kỹ thuật khiêu vũ và quy định các vũ hình dùng trong thi đấu.

NÊN THI ĐẤU DANCESPORT Ở CÁC GIẢI NÀO

Trên là nói về "học ở đâu", còn các thí sinh thì nên thi đấu theo các giải nào? Chắc chắn khi hỏi Tổng cục TDTT hay VDSA thì câu trả lời sẽ là nên thi đấu trong các giải do ADSF (Asian DanceSport Federation) tổ chức, đây là tổ chức cai quản Châu Á của WDSF, gần gủi và trực tiếp cai quản Việt Nam.

Trên thế giới cũng còn những giải thi đấu quốc tế khác, như của WDC.

WDC là ai?

Bên dưới tổ chức ô dù đầy quyền lực BDC kể trên còn có một tổ chức khác nữa của Anh rất có uy tín trong lĩnh vực tổ chức các cuộc thi đấu dancesport quốc tế, đó là WDC (World Dance Council).

WDC nổi tiếng trong việc tổ chức của các giải đấu Professional Championships and World Championships ở cả 2 đẳng cấp Pro và Amateur. Tổ chức này có từ 1950, gồm toàn các vũ sư danh tiếng trên thế giới, chủ tịch hiện nay là nhà cựu vô địch thế giới lừng danh Donnie Burns. Ngoài việc tổ chức thi đấu, WDC cũng giảng dạy khiêu vũ với lực lượng vũ sư hùng hậu.

Trước đây ICAD/IDSF/WDSF không là gì hết đối với WDC nhưng từ khi nó được IOC công nhận vào năm 1997 thì trở nên oai quyền. WDSF, trên bước đường thâu tóm quyền lực mình, nhất là trong việc tổ chức các giải đấu dancesport quốc tế, thì WDC là một cái gai lớn nhất, khó nhổ bỏ nhất bởi chất lượng và uy tín của nó. WDSF đang tìm cách đè bẹp WDC với chính sách cấm tất cả các nước thành viên của mình gồm 92 quốc gia không được tham gia các giải đấu do WDC tổ chức. Tuy nhiên với uy tín và chất lượng của WDC, đến nay có một vài quốc gia thành viên của WDSF, như Thụy Sĩ chẳng hạn, vẫn chơi với WDC lẫn WDSF.

Tham khảo thêm LICH SỬ GIẢI VÔ ĐỊCH KHIÊU VŨ THẾ GIỚI
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, online

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 03, 2012, 5:23 pm


DANCESPORT SYLLABUS DO WDSF QUY ĐỊNH

WDSF hiện nay vẫn dựa vào các tài liệu kỹ thuật của ISTD và IDTA để làm chuẩn mực. Do vậy khi bạn nào nắm bắt được các kỹ thuật của ISTD và IDTA thì cũng có nghĩa là nắm bắt được các kỹ thuật quy định của WDSF.

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, latin, standard

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi Prebronzer » Tháng bảy 04, 2012, 8:37 am

Nhưng bạn có tin không cái bà phó chủ tịch ấy không nhảy được bước nào dù giao tiếp.

Có lẽ chẳng đâu như kiểu ta cả.
RANDOM_AVATAR
Prebronzer
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Đến cấp kế tiếp:
88%
 
Bài viết: 94
Ngày tham gia: Tháng ba 30, 2012, 5:34 am
Đến từ thành phố: Hanoi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, latin, standard

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi dancelover » Tháng bảy 04, 2012, 11:06 am

Một anh vũ sư dạy công viên giờ cũng còn có web thế mà tổ chức to đùng như VDSA chẳng có gì.
Phó CT là bà Kim Lan còn Chủ tịch là ai nhỉ, có bác nào biết không?
VDSA thành lập theo QĐ nào vậy?

Còn đây là đâu? đăng trong
http://giadinh.net.vn/20110708091710179 ... g-vinh.htm

Trong thời gian tới, Cát Tiên Sa sẽ thành lập Hiệp hội Khiêu vũ thể thao - thành viên nằm trong Hiệp hội Thể thao thế giới. Cùng với các "lò" đào tạo khiêu vũ của Chí Anh, Khánh Thy tại TPHCM, đơn vị này cũng mở một câu lạc bộ để đáp ứng nhu cầu học dance sport đang nâng cao. 3 vũ công nam Alex, Anni, Tsveta từng được mời hướng dẫn thí sinh trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ sẽ được mời ở lại Việt Nam để tham gia đào tạo.

Hiệp hội gì nhỉ? tên nghe kêu nhưng mình chả hiểu gì. Hiệp hội này có đụng đến VDSA không? Nếu VDSA là hợp pháp thì sao có các thông tin trên?
Học Khiêu Vũ như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi
Hình đại diện của thành viên
dancelover
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Tháng ba 04, 2012, 10:58 am
Đến từ thành phố: Hà Nội
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nữ (Female)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, latin, standard

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng bảy 04, 2012, 12:30 pm

Search VDSA trên mạng không có, vòng sang Tổng Cục TDTT hy vọng tìm thấy đâu đó các thông tin hay văn bản về VDSA, lần mò vào website của Tổng cục sao thấy khó quá, lâu quá. http://www.tdtt.gov.vn/. Xem chơi cái rank Alexa của web này thì thấy nó còn thua cả cái forum góc kẹt này. Lục lọi mục văn bản pháp luật thì không thấy gì.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tags"khiêu vũ","dancesport","ballroom", "latin", "standard"

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 05, 2012, 4:47 pm


BALLROOM DANCING LÀ GÌ?

Để có thể hiểu rõ tường tận hơn về Dancesport chúng ta không thể không đề cập đến Ballroom Dancing

Ballroom: room là phòng, ball có gốc từ chữ Latin "ballare" là khiêu vũ. Ballroom là một cái phòng nào đó đủ rộng để người ta có thể tổ chức khiêu vũ trong đó.

Ballroom Dance: là các điệu vũ được người ta nhảy nó trong các phòng như ở trên, chứ không phải nhảy ngoài trời, nhảy ở nơi công cộng như hồi thời xưa dân da đen da đỏ hay làm. Người Châu Âu trước đây đi lấy những điệu nhảy dân dã về tinh chế lại rồi chơi trong phòng một cách sang trọng chứ không chơi bẩn thỉu ngoài trời nữa, nên có thuật ngữ Ballroom Dance từ đó.
Salon: là Danse de Salon theo tiếng Tây, Salon là một cái phòng lớn để tiếp khách, và đương nhiên là có thể uống rượu, nghe nhạc và nhảy nhót ở đây. Dịch ra tiếng Anh thì cũng là Ballroom Dance

Ballroom Dancing: là việc nhảy các điệu Ballroom Dance trong phòng.

Nguồn gốc và ý nghĩa nó đơn giản như vậy nhưng hiện nay để trả lời câu hỏi “Ballroom Dance là gì” thì thật sự không dễ dàng chút nào. Không ai dám liệt kê những vũ điệu nào là Ballroom Dance và vũ điệu nào không phải là Ballroom Dance. Khó có thể dùng những định nghĩa cứng ngắt để quy định nó vì các vũ điệu cứ sinh ra, cứ phát triển và biến đổi một cách sống động không ngừng. Waltz có từ khoảng thế kỷ 19, Foxtrot, Tango xuất hiện trong thế kỷ 20. Trong thế kỷ 20 thì thập niên 50 là của điệu Swing với rất nhiều biến thể với sự ra đời của nhạc Rock&Roll. Thập niên 70 là thời hoàng kim của nhạc và vũ điệu disco. Thập niên 90 thì line-dance lại phát triển mạnh. Người ta không thể ngồi tranh luận với nhau Ballroom Dance là gồm các vũ điệu nào, cũng giống như người ta không thể ngồi trên một con thuyền đang trôi mà hỏi với nhau ta đang ở tọa độ nào vậy.

Hiện nay có sự lẫn lộn nhiều nhất đối với các bạn trẻ giữa 2 thuật ngữ Ballroom và Standard. Lý do là WDC đã gọi tên các giải đấu Championships của họ là Professional Ballroom cho 5 vũ điệu Tango, Waltz, Slow Foxtrot, Quickstep và Viennese Waltz, khiến người ta dễ nhầm lẫn thuật ngữ Ballroom được dùng để chỉ nhóm 5 vũ điệu này. Trong khi đó ở các văn bản khác, chính họ cũng gọi nhóm 5 vũ điệu này là Standard.

Tuy không cụ thể Ballroom Dance là các vũ điệu nào nhưng người ta có thể thống nhất với nhau về cách phân chia Ballroom Dance thành ba nhóm:

1. Social Ballroom Dancing
2. Exhibition Ballroom Dancing.
3. Competitive Ballroom Dancing: từ Competitive Ballroom Dancing sơ khởi cho đến Dancesport của WDSF ngày nay.

Các nhóm trên có sự hình thành và phát triển của riêng nó: 1 có trước, rồi đến 2, sau cùng là 3. Các bạn có thể tham khảo quyển “From Ballroom to DanceSport” của Caroline Picart xuất bản 2006. Đây là quyển sách rất đáng được xem mà tôi chưa có thời gian dịch ra cho các bạn. Tạm thời xem nguyên bản tiếng Anh tại địa chỉ: From Ballroom to DanceSport

1. Social Ballroom Dancing

Từ thế kỷ 19, Ballroom Dancing chính là Social Ballroom Dancing, một loại khiêu vũ giao tiếp trong xã hội, rất cởi mở, ít tiêu chuẩn, nhiều niềm vui.

- Người ta chơi Ballroom Dancing cốt để bản thân hưởng thụ và làm hài lòng bạn nhảy. Giáo sư Maas, Master về American dance năm 1871 có nhận xét: “Phong cách chung trong khiêu vũ, là cả nam lẫn nữ đều nên xem trọng niềm vui của bạn nhảy như là của chính mình”.

- Một điều quan trọng khác nữa của khiêu vũ giao tiếp Ballroom là người chơi nên có những suy nghĩ linh hoạt và thích hợp với bạn nhảy của mình. Người chơi phải có một phong cách đa dạng, dễ dàng thích hợp với nhiều bạn nhảy khác nhau. Không thể có hai người khiêu vũ giống như nhau. Khi hai người cùng khiêu vũ thì cá tính/cá nhân không còn quan trọng nữa mà là sự chuyển động hài hòa, đẹp mắt của cả hai.

Đối với hầu hết các người chơi khiêu vũ giao tiếp, họ vẫn luôn có thái độ rộng lượng, tử tế và sự linh hoạt đối với bạn nhảy. Và các đức tính này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.


2. Exhibition Ballroom Dancing

Cuối thế kỷ 19 thì loại hình khiêu vũ biểu diễn bắt đầu xuất hiện khi thỉnh thoảng người ta chơi Ballroom trên sân khấu nhưng phải đến đầu thế kỷ 20 thì Exhibition Ballroom Dancing mới bắt đầu phổ cập. Năm 1912 -1915, đôi vợ chồng Vernon and Irene Castle là hai vũ sư nổi tiếng thường hay biểu diễn Ballroom Dancing trên sân khấu. 20 năm sau cặp đôi vũ công Fred Astaire and Ginger Rogers đã làm cho Exhibition Ballroom Dancing nổi tiếng hơn qua nhiều bộ phim, trong đó có bộ phim nổi tiếng Shall We Dance mà chúng ta từng biết đến. Và Ballroom Dancing tiếp tục được phát triển qua sân khấu cũng như điện ảnh cho đến ngày hôm nay.

Tham khảo thêm phần Ballroom Dance and the Movies, trang 39-67, quyển “From Ballroom to DanceSport” của Caroline Picart.


3. Competitive Ballroom Dancing và Dancesport.

- Competitive Ballroom Dancing thời kỳ chưa chuẩn hóa

Khiêu vũ thi đấu xuất hiện sau cùng, xuất phát từ phong trào Sequence Dancing trong các vùng lao động ngoại ô London, nơi hàng trăm vũ công tổ chức để ghi nhớ các biên đạo Waltzes như Veleta của Arthur Morris năm 1900. Sequence dancing là loại khiêu vũ theo một biên đạo có sẳn, tạm dịch là khiêu vũ trình tự. Phong trào này sau đó mở rộng sang các vũ điệu khác như One-Step, Two-Step, Tango và Foxtrot.

Giải thích rõ cho việc trên ta nên cũng nên đề cặp đến cái cách mà người dân chơi Ballroom lúc bấy giờ. Có 2 xu hướng trong Ballroom: xu hướng chơi Ballroom tự do (free-style) và xu hướng chơi Ballroom có biên đạo (choreographed). Từ năm 1914 trở đi thì có có sự phân hướng rõ nét giữa 2 xu thế này. Giới quý tộc thích chơi free-style hơn còn giới lao động thì thích chơi có biên đạo hơn (chơi sequence dancing). Hàng tuần họ thường tụ họp lại để học hỏi, tập luyện và biểu diễn cho nhau xem các vũ điệu có biên đạo rất được ưa chộng và phát triển lúc đó. Và việc thi đấu cũng xuất phát từ phong trào sequence dancing của giới bình dân này như đã nói ở trên.

- Competitive Ballroom Dancing thời kỳ chuẩn hóa

Vào thời điểm này có vài tổ chức nghĩ ra việc tiêu chuẩn hóa của các vũ điệu sequence. Đáng chú ý nhất là tổ chức ISTD (Hiệp hội Vũ Sư Hoàng Gia) của các vũ sư dạy dancing thời bấy giờ, đã tiêu chuẩn hóa các sequence dancing để nó trở thành International Ballroom Dacing ngày nay. Suốt gần 2 thập kỷ, họ chú tâm vào việc tiêu chuẩn hóa các bước, kỹ thuật, và style nên chưa để ý đến việc tổ chức thi đấu.

Động lực chính để thúc đẩy Competitive Ballroom Dancing phát triển nhanh lúc này là lòng ham muốn có được địa vị trong xã hội của tầng lớp lao động và trung lưu. Bằng các kỹ năng nghệ thuật của mình trong Sequence dancing, họ là tầng lớp tiên phong tham gia và cổ xúy cho các phong trào khiêu vũ thi đấu. Và từ thập niên 1920, ISTD đã bắt đầu tổ chức các cuộc thi đấu Ballroom. Năm 1920, tờ báo lâu đời Dancing Times tổ chức một loạt những hội nghị để lập điều lệ chi tiết cho 4 vũ điệu: One-Step, Foxtrot, Waltz và Tango. Đến năm 1922, cuộc thi World's Championships do Camille de Rhynal tổ chức ở London cho 4 vũ điệu này, kết quả giải này Victor Silvester và Phyllis Clarke vô địch. Và từ đó Competitive Ballroom Dancing tiếp tục phát triển cho đến ngày nay.

- Competitive Ballroom Dancing là Dancesport.

Các bạn xem lại bài viết Dancesport ở trên. Đây cũng có thể được xem là thời kỳ tranh giành quyền lực giữa các tổ chức khiêu vũ với các tranh luận gay gắt về Ballroom Dancing là môn thể thao hay nghệ thuật. Các bạn nên tham khảo phần “Paving the Road to the Olympics” trang 69-88 của quyển quyển “From Ballroom to DanceSport” của Caroline Picart để biết rõ hơn Ballroom Dacing từ 1990 cho đến nay phát triển như thế nào.



65 YEARS ICBD WD&DSC WDC
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, latin, standard

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 06, 2012, 10:56 am


The WDSF Academy on YouTube

WDSF DanceSport Academy có chương trình dạy Dancesport trên Youtube với một số video khá rõ nét. Nội dung hiện nay không nhiều. Mời các bạn vào tham khảo. The WDSF Academy on YouTube


Một clip dạy về các bài tập cải thiện kỹ thuật xoay trong Standard của WDSF

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom, online,dance

Dancesport là gì?

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng bảy 17, 2012, 12:41 pm

Còn đây là WDC Amateur Video Channel trên Youtube của WDC Amateur League.

Kênh Youtube này ghi lại các giải đấu do họ tổ chức. Xem thử một clip.

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagskhiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard


Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron