Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc

Ngũ cung trong âm nhạc Việt Nam

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng bảy 01, 2012, 5:24 pm

GSTS Trần Quang Hải
Nếu muốn sáng tác một ca khúc tân nhạc vẫn mang màu sắc dân tộc và đừng bị nhạc Tây phương hay nhạc Á châu khác ảnh hưởng tới thì điều trước tiên là người viết nhạc phải có một căn bản vững chắc về nhạc cổ dân tộc và phải am tường các thang âm điệu thức Việt Nam. Phải có số vốn căn bản đó thì mới có thể tránh khỏi bị rơi vào thế giới nhạc ngoại.

Nắm vững thang âm điệu thức là như thế nào ?

Trong thang âm Việt Nam hoàn toàn chỉ có ngũ cung (5 nốt nhạc trong một bát độ)

Có 5 thang âm không bán cung căn bản:
1. Do – Re – Mi- Sol – La – Do
2. Do – Re – Fa – Sol – La – Do
3. Do – Re – Fa – Sol – Sib – Do
4. Do – Mib – Fa – Sol – Sib – Do
5. Do – Mib – Fa – Lab – Sib – Do

Ngoài ra còn có những thang âm đặc thù như:
Thang âm vọng cổ
Do – Mi b+ - Fa – Sol – La – Do

Thang âm Sa Mạc
Do – Mib+ - Fa – Sol – Sib – Do

Trong nhạc sắc tộc Gia Rai, Ba-Na vùng Cao nguyên Trung phần có một thang âm ngũ cung có bán cung
Do – Mi – Fa – Sol – Si – Do

Về điệu thức phải biết rõ thế nào là điệu Bắc, điệu Nam, các hơi Xuân, Đảo, Ai, Oán, Nhạc, v.v… để diễn tả những lúc vui, buồn, sầu muộn, đau đớn, thư thái , v.v…

Rồi phải biết thêm về chuyển hệ như thế nào , tức là phối hợp hai thang âm ngũ cung trong một bài nhạc để làm cho dòng nhạc thêm khởi sắc mà không lạc vào nhạc Tây phương .

Điều chót phải nhớ là muốn hấp thụ tất cả những điểm nêu trên đây là phải nghe nhạc dân tộc thật nhiều . Càng nghe nhiều thì các giai điệu cổ truyền mới bắt đầu thấm vào người, nhập vào huyết quản , thì lúc đó sáng tác nhạc mới có màu sắc nhạc dân tộc rất dễ dàng .

Một số nhạc phẩm của Phạm Duy thoát từ dân ca như các ca khúc trong “Con Đường Cái Quan”, các bản “Em Bé Quê”, “Vợ Chồng Quê”, “Bả Mẹ Quê” , “Tình Ca”, “Ngày Trở Về”, v.v.. Các nhạc phẩm của Xuân Lôi Xuân Tiên như “Khúc Hát Ân Tình” (hay còn gọi là “Tình Bắc Duyên Nam”), của Trịnh Hưng như “Lối Về Xóm Nhỏ”, “Em Yêu”, ba bài nhạc “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Ai Ra Xứ Huế” của Duy Khánh, v.v….GS TS Trần Văn Khê đã phổ nhạc trên bài thơ “Đi Chơi Chùa Hương” của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp hoàn toàn dựa trên thang âm ngũ cung .

Vài dòng giải thích làm cách nào có thể viết một bài nhạc không bị lai căng .


[align=right]Trần Quang Hải[/align]
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Quay về ÂM NHẠC (Music)

Points: 0

cron