Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Âm nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 1:00 am

Em đến thăm anh một chiều mưa - 1947


(ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày)

nhạc sĩ Tô Vũ
Về ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa, nhạc sĩ Tô Vũ kể với người viết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11.2002:

“Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường độc đạo và phải qua một bến sông. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên kia thăm được. Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “trụ trì” ngôi đình (hai ông bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “em” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi hồi, tôi đã viết: “Em đến thăm anh một chiều đông. Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái...”. Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi... đành phải tan giấc mơ hoa: “...Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên... đường về!”.

Nhạc sĩ Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, em trai của nhạc sĩ Hoàng Quý, là học trò của nhạc sĩ Lê Thương, ông sinh năm 1923 tại Bắc Giang nhưng sống từ thời thơ ấu đến hết tuổi thanh niên ở Hải Phòng, tạo dựng sự nghiệp tận Hà Nội và cuối cùng chọn TP.HCM làm nơi an hưởng tuổi già.

Bây giờ người ta biết đến ông nhờ "Em đến thăm anh một chiều mưa" và gần như họ cũng chỉ cần ngần ấy, như họ đã nhớ đến Nguyễn Văn Tý với chỉ Dư Âm, Nguyễn Văn Thương với Đêm đông... Ai đó nói rằng, một nhạc sĩ cần vài ba tác phẩm để định hình phong cách, để khẳng định vị trí của mình. Nhưng có những tác giả, gần như chỉ cần một bài, cũng đủ khiến người đời không thể nào quên.
Với những người biết đến âm nhạc như một cuộc chơi, thì Tô Vũ đúng là một trường hợp như thế.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 1:16 am

Dư Âm - 1950


(ca sĩ Elvis Phương trình bày)

Bản Dư âm nổi tiếng được nhạc sĩ Nguyễn văn Tý sáng tác khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An
Dư âm viết về cô em gái của người bạn đó. Cũng vì bản nhạc này ông bị đơn vị ông là đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc Quân huấn cục đưa ra kiểm điểm vì đã sáng tác một bài hát quá ủy mị, không hợp với thời kỳ đó. Tuy nhiên, bài hát Dư âm sau này lại rất nổi tiếng và được hát nhiều tại miền Nam.

Nguyễn văn Tý và vợ năm 1952



Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1925) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, ông có nhiều đóng góp sáng tác từ dòng nhạc tiền chiến như Dư âm đến những ca khúc nhạc đỏ ngày nay như Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (1976), và Dáng đứng Bến Tre (1981)

Nhạc sĩ Nguyễn văn Tý và vợ là bà Nguyễn Thị Bạch Lệ, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, hình chụp năm 1952
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 1:28 am

Nhạc sĩ Văn Chung
Bóng Ai Qua Thềm - 1937


(ca sĩ Khánh Ly trình bày)

Nhạc sĩ Văn Chung sáng tác bản Bóng ai qua thềm năm 1937 sau khi cùng Lê Yên và Doãn Mẫn thành lập nhóm Tricéa, cùng nhau trình diễn và sáng tác.

Văn Chung tên thật là Mai Văn Chung, sinh ngày 20 tháng 6 1914, quê quán ở Phù Tiên, Hải Hưng, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Khởi đầu con đường âm nhạc với những kiến thức ít ỏi tự học, ông chơi mandoline, contrebasse cho các tiệm nhảy ở Hà Nội.
Văn Chung mất ngày 27 tháng 8 năm 1984 tại Hà Nội. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 11:42 am

nhạc sĩ Hoàng Quý
Cô láng giềng - 1942


(ca sĩ Sỹ Phú trình bày)

Cô láng giềng ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó Hoàng Quý rời Hải Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến ra đi đó ông đã phải chia tay với "bóng hồng" của mình. Khoảng 6 tháng sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé thăm người em trai Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ) đang ở tại Hà Nội. Chính trong dịp này nhạc sĩ Hoàng Quý đã cho người em mình xem bài hát Cô láng giềng của ông.

Nhạc sĩ Tô Vũ kể lại: "Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2".

Về Hoàng Quý, Phạm Duy đã nhận xét: "Đánh giá Hoàng Quý không nên chỉ thu hẹp vào những sáng tác của ông, bởi vì sự hoạt động cho nền nhạc hùng còn là một điều khiến chúng ta phải ghi nhớ và ghi ơn. Ông là linh hồn của đám nhạc sĩ trẻ ở Hải Phòng, thúc đẩy mọi người sáng tác và ông làm cho những sáng tác đó có một đời sống hẳn hoi, nghĩa là in ra, hát lên trong những sinh hoạt hướng đạo hay học sinh của ông". Văn Cao cũng thường nhắc tới Lê Thương và Hoàng Quý là hai nhạc sĩ có ảnh hưởng tới con đường âm nhạc của ông.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng ba 19, 2012, 11:48 am

Xen lẫn với các bài tình ca tân nhạc thì Dạ Cổ Hoài Lang của Cao Văn Lầu được xem như một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong đờn ca tài tử Việt Nam

Dạ Cổ Hoài Lang - 1920
(ca sĩ Hương Lan trình bày)


Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Re: Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng năm 06, 2012, 11:58 am

Lòng Mẹ - 1952
(qua tiếng sáo Nguyễn Đình Nghĩa)



Bài hát Lòng mẹ được chọn vào danh sách rất ít của "Những Nhạc Phẩm nổi tiếng" vì nó được xem như một ca khúc tiêu biểu nhất, sâu sắc nhất và thiêng liêng nhất về tình mẹ của người Việt Nam. Bài hát sáng tác năm 1952, được giới thiệu đầu tiên bởi giọng hát của ca sĩ Giao Linh. Từ đó đến nay, bài hát đã được nhiều ca sĩ thể hiện, không những thế nó còn là một bài hát rất quen thuộc với người Việt Nam.


(ca sĩ Giao Linh trình bày)



Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội, quê gốc Thanh Hóa. Nghệ danh Y Vân có nghĩa là "Yêu Vân", Vân là tiểu thơ Tường Vân, người tình đầu của ông. Ông chọn nghệ danh này từ khi chuyện tình giữa ông và cô này tan vỡ. Một số ca khúc của ông đã được viết lên để nói lên tâm sự này: Đò nghèo, Ảo ảnh, Nhạt nắng....

Thuở niên thiếu, nhạc sĩ Y Vân từng theo học nhạc với Giáo sư - nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm. Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà nhạc sĩ phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, ông rất thương mẹ và các em, ông phải đi dạy đàn để nuôi gia đình.

Năm 1952, ông vào Nam, tại đây tiếp tục sáng tác, chơi nhạc và dạy nhạc, ngoài ra còn viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Những ca khúc nổi tiếng thời điểm này là: Lòng mẹ, Hồn quê, Đò nghèo..., ngoài ra ông còn là người đi tiên phong cho dòng nhạc nhẹ với những bài hát có giai điệu Cha cha cha, Disco như: Sài Gòn, Ảo ảnh, Sáu mươi năm cuộc đời, Thôi...

Ông mất vào ngày 28 tháng 11 năm 1992 (tức ngày 05 tháng 11 âm lịch). Hưởng thọ 60 tuổi (đúng như dự đoán của Ông trong bài "60 năm cuộc đời")
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Re: Những Nhạc Phẩm nổi tiếng

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng sáu 28, 2012, 6:25 pm

Nhạc sĩ Hoàng Giác
Mơ Hoa -1945




Mơ Hoa là sáng tác đầu tay của Nhạc sĩ Hoàng Giác, cũng là một trong những nhạc phẩm lãng mạn nhất thời tiền chiến.

Nhạc sĩ Hoàng Giác sinh năm 1924, tuổi Giáp Tý, cùng tuổi với cố nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Ông cụ thân sinh ra ông là một người chơi đàn bầu rất hay, nhưng lại ham mê môn quyền anh và từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn quyền anh Bắc Kỳ. Thuở trẻ say mê các môn thể thao, vậy mà ông lại bắt đầu chơi nhạc khi còn là cậu học sinh trường Bưởi.

Viết sáng tác đầu tay Mơ Hoa vào năm 21 tuổi. Những sáng tác của ông không nhiều nhưng mỗi bài hát là những cảm xúc thật gắn liền với những kỷ niệm của Ông về cuộc đời - điều mà Ông cho là quan trọng nhất khi sáng tác.

Bài hát ông tâm đắc nhất là bài Ngày Về - sáng tác vào những ngày cuối năm 1946.



“Gia tài” âm nhạc của Hoàng Giác không quá đồ sộ,thế nhưng Hoàng Giác đã chứng minh một điều là trong nghệ thuật, số lượng tác phẩm không phải là quyết định. Hoàng Giác có khoảng 20 bài hát qua các thời kỳ, chỉ vừa đủ cho một đêm tác giả. Mỗi bài hát gắn liền với những kỷ niệm, là những cảm xúc chân thật của con người ông về cuộc đời - điều mà ông cho là quan trọng nhất khi sáng tác. Mơ hoa là “một cuộc tình nhỏ”, trong trẻo của người thanh niên vừa bước vào đời; Ngày về là nỗi lòng của kẻ đi xa nhớ về tổ ấm gia đình; Quê hương là cảm xúc khi đi qua những vùng quê trong kháng chiến chống Pháp... Tất cả đều là những nỗi niềm tâm sự của ông với cuộc đời.

Không chỉ sáng tác, Ông còn là một ca sĩ có tiếng trong giới âm nhạc miền Bắc.
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
TagsÂm Nhạc

Trang trước

Quay về ÂM NHẠC (Music)

Points: 0

cron