Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Khiêu vũ Sàigòn - Văn hóa trên sàn nhảy

Gửi bàiĐã gửi: Tháng sáu 10, 2012, 4:43 pm
gửi bởi docco
Một trong những nét đẹp của khiêu vũ là cách các người nhảy thực hiện theo các quy tắc văn hoá bất thành văn trên sàn nhảy.

Có thể bạn từng chơi khiêu vũ và đã biết những điều này rồi, xin chỉ xem đây như là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng. Nếu bạn là người mới chơi khiêu vũ, có thể bạn chưa biết những điều này, hãy xem nó như những quy tắc văn hoá bất thành văn trên sàn nhảy.

Các quy tắc này không khó để nhớ, và sẽ sớm trở thành quen thuộc với bạn khi bạn luôn tuân thủ và thực hành nó. Vì đó là các quy tắc của phép xã giao, luôn có trong một xã hội mà con người luôn coi trọng sự thanh lịch.

Hình ảnh

Dĩ nhiên những điều trên chưa phải là đầy đủ và không có hình phạt nào nếu bạn không làm theo chúng. Nhưng hầu hết các vũ công đều làm như vậy. Tính lịch sự và cẩn trọng của các vũ công dành cho nhau, cộng thêm sự sang trọng và duyên dáng xung quanh sàn nhảy đã làm cho khiêu vũ tồn tại và phát triển trong nhiều thế kỷ.

Re: Khiêu vũ Sàigòn - Những điều nên biết

Gửi bàiĐã gửi: Tháng sáu 13, 2012, 12:51 pm
gửi bởi docco

Re: Khiêu vũ Sàigòn - Văn hóa trên sàn nhảy

Gửi bàiĐã gửi: Tháng tám 07, 2013, 11:47 am
gửi bởi docco

Để khiêu vũ Sài Gòn và khiêu vũ "Dancesport" có thể hòa hợp nhau trên sàn nhảy


Hiện nay những người theo học và chơi "Dancesport" ngày càng nhiều, và tại các sàn nhảy công cộng thỉnh thoảng cũng có các bạn trẻ thực hiện các bước "Dancesport" này. Tuy nhiên có một vài điều xảy ra làm phiền lòng những người đến sân chơi giải trí này, chúng ta cũng cần nêu ra để mọi người có thể hiểu nhau và vui vẻ cùng nhau.

Trước đây, khi chưa có "dancesport", người ta đến sàn công cộng thường chỉ nhảy duy nhất bước Sài Gòn, cho nên văn hóa sàn nhảy được hình thành trên cách nhảy này. Khiêu vũ Sài Gòn hầu hết là loại khiêu vũ tại chỗ (spot-dances) như Tango, Boston, Pasodoble, Rumba, Slow, hay loại khiêu vũ qua lại trên một đường hẹp (slot-dances) như Cha cha, Bebop (ngoại trừ duy nhất Valse là đi vòng tròn xung quanh sàn). Điều này làm cho người ta hình thành thói quen là với loại khiêu vũ tại chỗ thì ra sàn cứ thấy chỗ nào trống là có thể nhảy được, còn với loại khiêu vũ qua lại theo một đường thì nhảy song song với người khác. Với Valse thì đi trên những vòng tròn quanh sàn.

Tuy nhiên khi hội nhập với những bước nhảy khác, như bước quốc tế, thì có một số điều không ổn xảy ra nếu cứ theo thói quen này. Thí dụ khi khi nhạc Valse chậm nổi lên, bạn chiếm một góc sàn để nhảy điệu Boston thì thật không hay vì nó trái với văn hóa sàn nhảy công cộng. Bước quốc tế họ nhảy Slow Waltz không ở một chỗ như bạn, mà di chuyển khắp sàn, và góc sàn là một nơi họ thường di chuyển. Bạn chiếm đóng tại đó thì thật không phải vì làm cản đường của họ. Theo văn hóa chung của sàn nhảy thì khu vực trung tâm sàn là dành cho những người không di chuyển, còn quanh sàn là nơi di chuyển. Do vậy đến một sàn công cộng, nếu nhảy Valse chậm bước Boston Sài Gòn thì bạn nên chọn khu vực trung tâm sàn, như vậy những người nhảy bước quốc tế có thể di chuyển chung quanh mà không bị bạn cản trở. Các điệu khác như Tango, Pasodoble cũng như vậy.


Hình ảnh

Ngược lại cũng có nhiều tình huống khác đối những người nhảy "dancesport". Một trong những tình huống khó coi nhất hiện nay là có một số người đem những bài nhảy biểu diễn hay những bài nhảy thi đấu của "dancesport" ra nhảy trên một sàn công cộng đông đúc. Họ thường không theo quy luật floorcraft mà nhảy cứng ngắt theo những routine đã biết, ít để ý quan sát không gian xung quanh. Họ thường đánh mạnh tay ra trước, ra sau.. để cố gắng thể hiện bài nhảy cho đẹp mắt. Thật ra chính những người này đã phá hỏng hình ảnh đẹp của khiêu vũ quốc tế trong con mắt của những người xung quanh, họ thường phải bỉu môi và tránh xa những con trâu điên này nếu không muốn bị va chạm. Nếu bạn là một vũ công "dancesport" chuyên nghiệp, biết làm thế nào để mình to lớn vĩ đại trên sàn thi đấu thì bạn cũng phải biết cách làm thể nào để mình nhỏ gọn trong một sàn công cộng có đông đúc người chơi, và luôn biết cách di chuyển làm thế nào để tránh va chạm.

Nên nhớ rằng sàn nhảy công cộng là nơi giao tiếp chung, người ta đến đây để giải trí, để thư giản chứ không ai đến để xem biễu diển khiêu vũ bao giờ.

Loa thùng, nhạc 'khủng' bủa vây các công viên Sài Gòn

Gửi bàiĐã gửi: Tháng tám 29, 2013, 4:41 pm
gửi bởi Admin
Loa thùng, nhạc 'khủng' bủa vây công viên Sài Gòn

Nhiều công viên tại TP.HCM xuất hiện các câu lạc bộ thể dục nhịp điệu, khiêu vũ hiện đại với dàn loa công suất lớn khiến dân ở sát công viên bị đau tai vì tiếng ồn quá mức.

Khảo sát ở công viên Gia Định (Q.Gò Vấp) vào buổi chiều, có 5-6 câu lạc bộ (CLB) mở nhạc inh ỏi để tập luyện. Khoảng 17h30 ngày 12/7, gần 100 người của một CLB thể dục nhịp điệu tụ tập quanh căn chòi giữa công viên Gia Định nhảy theo tiếng nhạc xập xình.

Loa “đấu” loa

Hình ảnh
Một câu lạc bộ khiêu vũ dùng dàn loa công suất lớn để mở nhạc tập luyện trong công viên Gia Định, Q. Gò Vấp


CLB trên sử dụng một cặp loa thùng cỡ lớn để mở những bản nhạc sôi động, có tiết tấu nhanh. Để không bị ảnh hưởng, một CLB gồm những người lớn tuổi tập dưỡng sinh phải dời ra sát mặt đường Hoàng Minh Giám tập luyện.

“Khắp công viên này đều có các CLB tập thể dục theo nhạc. Chúng tôi tập dưỡng sinh cần sự yên tĩnh nên phải tránh xa. Nhưng ra sát đường thì tiếng xe cộ cũng ồn không kém”, ông Minh, 62 tuổi, một người tập dưỡng sinh, phàn nàn.

Bà Oanh, chủ nhiệm CLB thể dục nhịp điệu trên, cho biết: “CLB sinh hoạt gần 10 năm nay. Công viên là nơi sinh hoạt công cộng nên việc chúng tôi tập thể dục theo nhạc không có gì sai. Bộ môn này không có nhạc sao tập được”. Tuy nhiên, bà Oanh cũng thừa nhận đã nhận được nhiều phản ảnh của những hộ dân sống xung quanh công viên rằng tiếng nhạc quá lớn nên CLB đã nghỉ tập ngày chủ nhật.

Cách địa điểm của CLB này khoảng 30m là hai CLB khiêu vũ hiện đại và thể dục nhịp điệu quy tụ hàng trăm người. Bốn cặp loa công suất lớn đập xập xình xoay vào hai dãy chung cư sát công viên khiến hầu hết nhà dân ở đây phải đóng cửa.

Cùng một thời điểm, ba CLB đều mở nhạc biến một phần công viên này thành “sân khấu ca nhạc” náo loạn với những bản nhạc không cùng tiết tấu. Một người dân thường đi bộ ở công viên này góp ý: “Tập thể dục nhịp điệu, khiêu vũ là một nét sinh hoạt văn minh ở thành phố. Nhưng nếu lạm dụng tiếng nhạc quá lớn, gây ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ ngơi, học tập của người khác thì không nên”.

Còn chị Ngân, một người có căn hộ chung cư sát công viên, cho biết: “Sáng 5h đã bị giật mình bởi tiếng nhạc ở công viên. Chiều về còn kinh khủng hơn khi cả chục cái loa cùng hoạt động. Tôi có qua phản ảnh với chủ nhiệm CLB thì họ nói công viên không phải của riêng ai nên họ muốn làm gì thì làm”.

Kêu cứu nhưng không thấy phản hồi

Người dân sống cạnh công viên văn hóa Lê Thị Riêng (Q. 10) cũng phản ảnh một số CLB tập thể dục mở nhạc rất ồn vào sáng sớm. Anh Tài, nhà đối diện công viên này, than phiền ngày nào anh cũng bị tiếng nhạc giật ù tai. Khoảng 5h30 ngày 14/7, tại công viên này, chúng tôi nghe tiếng nhạc bưng bưng phát ra từ một dàn nhạc để ngoài trời. Đến gần 7h tiếng nhạc mới dịu lại...

Ghi nhận tại công viên Văn Lang (Q.5) lúc 5h ngày 14/7, tiếng nhạc tập thể dục của một CLB bắt đầu vang lên từ một dàn nhạc di động. Khoảng 20 phút sau, khi các thành viên CLB này đến đông hơn thì nhạc cũng được mở to lên.

Chịu không nổi, nhiều cụ già tập dưỡng sinh phải chuyển ra phía cuốicông viên tìm nơi yên tĩnh. Ông D., một người dân ở khu vực này, cho biết: “Mấy ngày thi đại học vừa rồi, con cháu tôi dậy sớm học bài nhưng không thể tập trung được vì tiếng nhạc xập xình từ công viên phát ra”.

Người dân sống cạnh công viên Lê Văn Tám (Q.1) cũng bức xúc khi tiếng nhạc tập thể dục nhịp điệu tại đây quá lớn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân từ nhiều năm nay nhưng không thấy đơn vị nào giải quyết.

Ông Hòa, một người tập thể dục ở công viên này, than: “Buổi chiều, hai CLB tập thể dục mở nhạc gần nhau, không ai nhường ai nên mở nhạc to hết cỡ. Muốn đọc báo cũng không được vì tiếng nhạc ầm ĩ nghe điếc tai, nhức óc”.

Ông Lâm Văn Phát, Giám đốc công viên Lê Thị Riêng, cho biết, ban quản lýcông viên đã nhiều lần đề nghị các CLB tập thể dục trong công viên mở nhạc vừa phải nhưng mọi việc vẫn đâu vào đó.

Còn ông Nguyễn Việt Long, Phó chủ tịch UBND P.15, Q.10, nói: “Nhận được phản ảnh của người dân, chúng tôi đã phối hợp với ban quản lý công viên Lê Thị Riêng nhắc nhở các nhóm sinh hoạt ở công viên mở nhạc vừa phải. Thời gian tới, nếu họ không điều chỉnh, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý”.

Ông Võ Thành Tới, Phó chủ tịch hội Liên hiệp thanh niên Q.5 (đơn vị quản lý công viên Văn Lang), hứa: “Từ thông tin của báo, chúng tôi sẽ nhắc nhở các nhóm tập thể dục mở nhạc nhỏ lại, chứ không để có chuyện người nhảy, người bịt lỗ tai”.

Sẽ đo tiếng ồn để xử lý

Ông Lê Công Phương, Phó giám đốc công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM, xác nhận đã nhận được nhiều phản ảnh của người dân về việc các CLB mở nhạc tập thể dục quá lớn ở một số công viên.

Nhưng công ty chịu trách nhiệm chính về việc chăm sóc cây cối, bảo dưỡng một số hạng mục ở công viên, còn việc quản lý các hoạt động sinh hoạt, ca nhạc... thuộc các khu quản lý giao thông đô thị (trực thuộc Sở Giao thông vận tải TP).

Đại diện Khu quản lý giao thông đô thị số 3 cho biết từ khi tiếp nhận quản lý công viên Gia Định (tháng 5/2011), khu chưa nhận được phản ảnh nào của người dân về việc các CLB tập thể dục, khiêu vũ mở nhạc quá mức.

Thời gian tới, khu sẽ cử người thường xuyên đến các công viên do khu quản lý để kiểm tra, đo tiếng ồn. Nếu CLB nào mở loa với âm lượng vượt mức cho phép theo quy định, khu sẽ yêu cầu ban quản lý công viên ngưng hoạt động của CLB.


Theo Tuoitre