Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Thông Tin

Các vũ điệu giao tiếp Sài Gòn như Bebop, Twist, Tango, Rumba, Pasodoble, Valse..

Vũ trường ngoài trời của người cao tuổi Hà Nội

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng mười hai 08, 2013, 12:52 pm

Sàn khiêu vũ không có đèn điện nhấp nháy, người nhảy cũng chẳng quần áo điệu đà, nhưng vẫn say mê với những bản nhạc quen thuộc bên hồ Tây.

Hình ảnh
Từ 5h sáng hàng ngày, góc vườn hoa bên cạnh Hồ Tây lại vang lên những bản nhạc quen thuộc để đón những vị khách nhiều tuổi tới khiêu vũ.

Hình ảnh
Hệ thống âm thanh với bộ loa đơn giản phát ra nhạc của điệu salsa, valse... quen thuộc.

Hình ảnh
Là hoạt động ngoài trời nhưng người nhảy cũng rất nghiêm túc, nhảy hết mình, bài bản.

3-9394-1386206445.jpg
Đối với các thành viên của CLB đặc biệt này, khiêu vũ mang ý nghĩa thể dục buổi sáng nhiều hơn là nghệ thuật.

Hình ảnh
Nhưng không vì thế mà họ cẩu thả trong các động tác. Không gian xanh ngắt bên hồ Tây lộng gió rất lý tưởng cho việc rèn luyện sức khỏe và tinh thần của những người cao tuổi.

Hình ảnh
Vì khiêu vũ chủ yếu với mục đích tập thể dục nên các cặp nhảy cũng không nhất thiết phải là nam - nữ.

Hình ảnh
Ở một góc khác, những thành viên cũ trở thành thầy huấn luyện cho những người mới.

Hình ảnh
Không có bàn ghế salon, sàn khiêu vũ chỉ có những chiếc ghế nhựa cho các thành viên ngồi nghỉ giữa các điệu nhảy.

Hình ảnh
Đây cũng là nơi để những mái đầu bạc gặp gỡ, tìm thấy niềm vui cho tuổi già.

Hình ảnh
Một nhóm đang hưởng khí trời trong lành sau khi kết thúc buổi khiêu vũ lúc 8h sáng.


Quý Đoàn
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha, khiêu vũ,dancesport,ballroom,latin,standard, âm nhạc, solar, năng lượng mặt trời, thực phẩm chức năng

Re: Thông Tin Khiêu vũ Sài gòn

Gửi bàigửi bởi misavn » Tháng mười hai 08, 2013, 8:10 pm

tôi cũng đã đến chơi ở đây vài buổi - rất tuyệt vời -tiếc rằng nhà mình lên đây phải 6 km nên không đến thường xuyên được
RANDOM_AVATAR
misavn
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
55%
 
Bài viết: 355
Ngày tham gia: Tháng chín 27, 2012, 5:51 pm
Đến từ thành phố: ha noi
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Vũ điệu Chăm Pa hút hồn du khách

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng mười hai 10, 2013, 12:23 pm

Vũ điệu Chăm Pa hút hồn du khách

Hòa mình lễ hội Chăm, du khách sẽ bắt gặp những cô gái trong chiếc áo dài truyền thống thướt tha với điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển.

Lễ hội, lễ tục Chăm là cái nôi chứa đựng kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc, trong đó múa là phần hồn không thể thiếu trong các lễ hội Chăm. Hầu như không có những lễ hội nào của người Chăm lại thiếu đi những điệu múa dân gian đặc sắc hòa với tiếng trống gineng và tiếng kèn saranai.

Người Chăm quan niệm múa dân gian Chăm là sự giao thoa giữa thế giới hiện tại và thế giới siêu nhiên, giữa con người và thần linh. Con người gửi gắm trong những điệu múa ước nguyện về mưa thuận gió hòa, xóm làng bình an, sức khỏe để sống và phục vụ cho thế giới hiện tại và cúng tế Thần Yang.

1-JPG-1513-1386564372[1].jpg

Múa đội "thon hala" kết hợp với múa quạt.


Múa chim công

Theo quan niệm của người Chăm, chim công là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn. Vì thế múa Biyen (chim công) luôn có trong các lễ hội, ngày vui của cộng đồng. Đây là điệu múa dân gian đặc sắc và tiêu biểu của nghệ thuật múa Chăm.

Đạo cụ múa Biyen là những chiếc quạt, vì vậy người Chăm rất yêu quý chiếc quạt. Phụ nữ Chăm với đôi tay khéo léo cầm hai chiếc quạt khi như đôi cánh, khi như đôi chim. Chiếc quạt là tiếng nói tâm tình khi vui quạt vung lên, khi buồn quạt úp xuống, khi yêu thương quạt duyên dáng, khi nghĩa tình thì sóng đôi bay lượn.

Múa đội nước

Đến với các làng Chăm, ta có thể bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Chăm, đội thúng lúa từ ruộng lúa về làng, đội buk đi lấy nước ở bến sông. Từ những động tác thực tế trong sinh hoạt lao động ấy, người Chăm đã sáng tạo ra điệu múa "đội nước" (ndoa buk).

Điệu múa đội nước là sự kết hợp khéo léo và tài tình giữa điệu múa Biyen (chim công) và công việc lao động hàng ngày mà ta luôn bắt gặp ở bất cứ nơi đâu trong các làng Chăm. Sự kết hợp đã làm cho những thiếu nữ Chăm trông thướt tha, uyển chuyển như đàn chim công bay lượn.

2-JPG-6657-1386564372[1].jpg

Múa trong lễ hội Kate Po Ina Nagar-Hữu Đức.


Múa khăn

Bên cạnh các điệu múa trên còn có điệu múa khăn với đạo cụ là chiếc khăn. Chiếc khăn tượng trưng cho tấm lòng trong trắng đáng yêu, hiền dịu của các thiếu nữ Chăm.

Nếu các điệu múa của nữ uyển chuyển duyên dáng thì điệu múa của nam thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường trước mọi phong ba bão tố.

Múa đạp lửa

Người Chăm có câu "đàn ông chinh chiến, đàn bà sinh nở" để nói lên sự mạnh mẽ, trung kiên của đàn ông trong việc bảo vệ xóm làng, quê hương. Trong đó múa đạp lửa là điệu múa phổ biến dành cho nam đã có từ lâu đời và xuất hiện trong lễ hội Rija Nagar - lễ hội xứ sở của người Chăm. Lửa là yếu tố tượng trưng cho khó khăn, hiểm nguy đang đến với con người, nghệ nhân múa nam tay cầm roi hay kiếm với động tác vừa múa vừa chiến đấu, vừa bảo vệ xóm làng thân thương và thể hiện sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để đi đến chiến thắng.

3-JPG-9364-1386564373[1].jpg

Múa rước kiệu xiêm y vua Po Klaong Garai.


Múa Chăm tuy mô tả những công việc đơn giản hàng ngày, nhưng chứa đựng triết lí nhân sinh quan sâu sắc vì thế luôn tạo cho người xem một ấn tượng độc đáo, đưa mọi người du dương về vùng đất huyền thoại, linh thiêng mà sâu thẳm, nhân nghĩa với khát vọng sống mãnh liệt, lạc quan yêu đời của người Chăm.

Bài và ảnh: Putra Jatrai
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0

Re: Thông Tin

Gửi bàigửi bởi Admin » Tháng một 29, 2015, 12:10 am

Thành Kính Phân Ưu

Được tin muộn vũ sư Quốc Việt đã sớm rủ bỏ thân Tứ Đại để trở về miền Cực Lạc. Dẫu biết rằng cuộc đời là cỏi vô thường, nhưng không có sự chia ly đột ngột nào mà không làm những người ở lại phải xót thương luyến tiếc.

Hình ảnh

vũ sư Quốc Việt là một trong số rất rất ít các vũ sư của Cung VHLĐ Sài Gòn vừa có khả năng, vừa có tâm huyết trong bộ môn Khiêu vũ giao tiếp Sài Gòn. Sự ra đi của anh là một mất mát to lớn cho sự phát triển Khiêu vũ giao tiếp Sài Gòn và những người yêu thích bộ môn này.

Cầu mong anh luôn được bình yên và hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng.

forum.minhha.vn
Hình ảnhChào bạn! Chúc bạn nhiều may mắn và sức khỏe để tham gia và đóng góp thêm bài viêt cho diễn đàn!
Hình đại diện của thành viên
Admin
Site Admin
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Tháng hai 26, 2012, 12:38 am
Đến từ thành phố: HCM City
Điểm (Points): 12
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0


Quay về KHIÊU VŨ SÀI GÒN (A popular style of social dance in Vietnam)

Points: 0

cron