Chào mừng bạn đến với forum.minhha.vn, Nơi chia xẻ những thông tin bổ ích
Đăng ký  hoặc  Đăng nhập

Sàn nhảy

Khiêu vũ quốc tế

Điều hành viên: docco

Sàn nhảy

Gửi bàigửi bởi docco » Tháng năm 31, 2015, 12:25 pm

Đi nhảy mà gặp một sàn không vừa ý thì không có gì chán nản bằng. Vì không phải sàn nhảy nào cũng giống sàn nhảy nào. Có sàn quá trơn, có sàn quá rít khiến ta không thể nhảy như mong muốn. Một số điều sau đây có thể phần nào giúp bạn phần nào tránh khỏi những bực mình này.

Hình ảnh

A. Độ trơn của một sàn nhảy

Có người còn dùng từ độ "trượt" của sàn để gây chú ý mức độ nguy hiểm của nó. Nói nôm na sàn có độ trơn cao là sàn ít bám. Sàn trơn thực sự là một thách thức nếu bạn nhảy trên nó. Trượt ngã và chấn thương có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bạn không còn giữ được thăng bằng. Ngược lại với sàn trơn là sàn bị rít, chân bạn cứ như bị dính trên sàn, không thể xoay hay lướt chân đi được. Bạn sẽ tốn nhiều sức lực hơn để nhảy để xoay, dễ bị tréo chân đau gối.

Nói một cách giáo khoa, người ta dùng từ "độ ma sát" của một mặt sàn để nói lên sàn đó trơn hay rít. Độ ma sát của sàn thể hiện ở hệ số ma sát của nó. Có 2 hệ số ma sát:

1. Hệ số ma sát tĩnh (static coefficient of friction)

Là tỉ số giữa trọng lượng N của một vật và lực tối thiểu Fo tác động theo phương ngang làm vật đó di chuyển. Thí dụ đặt một vật nặng N = 10kg lên sàn, dùng một lực đẩy ngang Fo = 5kg thì vật mới bắt đầu xê dịch, ta nói sàn có hệ số ma sát tĩnh là uo= Fo/N = 5/10 = 0,5

2. Hệ số ma sát động (kinetic coefficient of friction)

Khi vật đã chuyển động rồi, giảm lực tác động Fo lại thì vật vẫn cứ di chuyển, ta giảm lực này lại cho đến khi vật bắt đầu dừng lại. Lực lúc này sẽ là F < Fo. Thí dụ khi giảm còn 3kg thì vật dừng lại thì ta sẽ có hệ số ma sát động (còn gọi là hệ số ma sát trượt) là u = F/N = 4/10 = 0,4

Hệ số ma sát động luôn nhỏ hơn hệ số ma sát tĩnh. Thiết kế đường đi, sàn nhà, sàn toilet ta dùng hệ số ma sát tĩnh, có nghĩa là tránh cho ta bắt đầu bị trượt. Để an toàn thì hệ số ma sát tĩnh khoảng từ 0,5 trở lên. Đường nhựa tiêu chuẩn có hệ số ma sát tĩnh khoảng 0.6. Để biết sàn nhà, toilet bạn có trơn trượt không, bạn có thể tìm mua dụng cụ đo độ ma sát, hoặc bạn cũng có thể tự chế theo nguyên tắc trên.

Đối với sàn nhảy thì chủ sàn còn để ý thêm hệ số ma sát động (trượt) vì người chơi luôn có di chuyển trên sàn chứ không đứng yên. Hệ số ma sát trượt của sàn nhảy nếu bé quá sẽ rất nguy hiểm vì người nhảy khó lòng dừng lại được.

Một điều cần lưu ý là khi nói độ ma sát của mặt sàn thì là nói độ ma sát của vật gì, chất gì trên mặt sàn. Ta đi giầy đế cao su sẽ khác với đi bằng giầy đế da. Thí dụ bạn nhảy trên sàn gỗ láng với giầy đế da sẽ có độ ma sát khoảng từ 0,36 - 0,53. Nhảy trên sàn vật liệu giả gỗ với giầy đế da sẽ có độ ma sát khoảng từ 0,46 - 0,73. Mang giầy đế cao su nhảy trên sàn gạch sẽ có độ ma sát lớn hơn, khoảng từ 0,6 - 0,8

Tiêu chuẩn an toàn Wuppertal 1997 cho sàn nhảy như sau

Dưới 0.21: rất nguy hiểm
Từ 0.22 - 0.29: không an toàn
Từ 0.30 - 0.42: an toàn có điều kiện
Từ 0.43 - 0.63: an toàn
Từ 0.64 trở lên: rất an toàn


Bạn nhảy với giày và sàn như thế nào thì cơ thể bạn sẽ quen với độ ma sát sàn như thế đấy. Với các bạn đi thi đấu nhất thiết phải quen với độ ma sát của sàn thi đấu, nên tập với sàn nhảy có độ ma sát khoảng từ 0,3 - 0,4. Trong khiêu vũ, phản xạ đóng một vai trò rất lớn. Khi đã quen với độ ma sát của sàn, ta sẽ giải phóng đầu óc, không bận tâm về những điều cơ bản trong việc phải giữ thăng bằng, phải dùng bao nhiêu lực. Đừng để mình bị mỉa mai "vụng múa chê đất lệch".

B. Có cách gì cải thiện khi đi nhảy mà gặp sàn quá trơn hay quá rít không?

Có một vài cách để cải thiện tình hình do những người có kinh nghiệm hướng dẫn trường hợp ta đi nhảy mà gặp sàn quá rít hay quá trơn

1. Sàn quá rít (có độ ma sát lớn)

Bạn không thể lướt hay xoay được nhiều, phải tốn sức, dễ bị tréo chân đau gối. Nên đem theo một chai phấn rơm (loại phấn dùng thoa cho em bé) trong túi xách, gặp tình trạng này thì dùng nó rắc lên đế giày của mình một ít sẽ cải thiện tình hình.

2. Sàn quá trơn (độ ma sát nhỏ)

Không nên mạo hiểm nhảy vì bạn sẽ bị trượt ngã và chấn thương. Hãy làm một số cách như sau:

* Vào toilet dùng khăn giấy vò lại rồi thấm nước lau sạch toàn bộ đế giày. Lau đôi ba lần, sau đó dùng khăn giấy khô lau khô lại. Bề mặt đế giày lúc này sẽ có độ bám sàn hơn.

* Nếu có sẳn bàn chải cứng hay một mẫu giấy nhám trong túi xách thì có thể dùng nó đánh lên đế giày vài lượt để tăng độ nhám.

* Dùng dầu thầu dầu (castor oil) để bôi lên đế giày.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
docco
Thành viên nòng cốt
Thành viên nòng cốt
Đến cấp kế tiếp:
95.6%
 
Bài viết: 978
Ngày tham gia: Tháng hai 29, 2012, 2:38 pm
Đến từ thành phố: HCMC
Điểm (Points): 0
Giới tính: Nam (Male)
Handphone: 0
Tagsminh ha,khiêu vũ,dancesport,ballroom, online,rumba, standard,latin,âm nhạc,solar,năng lượng mặt trời

Quay về KHIÊU VŨ BALLROOM (Ballroom DANCING)

Points: 0

cron